Kỳ thi Sinh viên giỏi Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) là sự kiện truyền thống có ý nghĩa được tổ chức 02 năm/lần nhằm xây dựng và phát triển phong trào thi đua học tập trong sinh viên (SV); củng cố và hoàn thiện kiến thức căn bản; nâng cao kiến thức và kỹ năng các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, khoa học xã hội nhân văn, khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và ngoại ngữ, trọng tâm là các môn cơ sở ngành làm nền tảng vững chắc cho quá trình học tập; động viên cổ vũ SV phấn đấu học tập đạt kết quả cao. Năm nay, ĐHĐN tiếp tục tổ chức Kỳ thi sinh viên giỏi ĐHĐN năm 2018 với các nội dung như sau:
1. Đối tượng dự thi và điều kiện tổ chức thi
– Sinh viên hệ chính quy đang học tập tại các CSGDĐHTV, ĐVTT đạt điểm thi của môn học đăng ký dự thi từ điểm B (hệ tín chỉ) và điểm 7,0 (hệ niên chế) trở lên;
– Mỗi SV đăng ký dự thi không quá 02 môn thi;
– Những môn có từ 10 sinh viên trở lên đăng ký dự thi mới tổ chức thi;
– Riêng môn Tiếng Việt chỉ dành cho lưu học sinh đang học tại ĐHĐN.
Trao giải cho các sinh viên tại Kỳ thi năm 2016
2. Thời gian
Sinh viên đăng ký dự thi (tối đa 02 môn/SV): Từ ngày 01/3 đến 25/3/2018 tại địa chỉ: https://goo.gl/forms/mRdBCyQbz9keLQyx2 hoặc tại Phòng Công tác Sinh viên và Văn phòng Khoa của Trường.
Lễ khai mạc: 07h00 ngày 08 tháng 4 năm 2018
Thời gian thi: ngày 08 tháng 4 năm 2018 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà nẵng, số 48 Cao Thắng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Lễ tổng kết và trao giải: 15h00 ngày 26 tháng 4 năm 2018 tại Đại học Đà Nẵng.
GS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc ĐHĐN trao giải toàn đoàn cho các đơn vị đạt giải tại Kỳ thi năm 2016
TT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Toán (ghép chung Đại số và Giải tích), Vật lý, Hóa học.
|
Thi viết
|
2
|
Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tiếng Việt cho lưu học sinh.
|
|
3
|
Cơ học lý thuyết, Sức bền vật liệu.
|
|
4
|
Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
|
|
5
|
Kinh tế học, Pháp luật đại cương.
|
|
6
|
Giải phẫu học
|
|
7
|
Tin học (Đại cương – Văn phòng), Ngôn ngữ lập trình.
|
Thi viết và thực hành trên máy tính
|
8
|
Ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Thái (khối chuyên và khối không chuyên sẽ thi riêng)
|
Thi viết và vấn đáp
|
(*) Đề cương ôn tập sẽ được thông báo trước ngày 10/03/2018.
Các sinh viên đạt giải tại Kỳ thi năm 2016
4. Giải thưởng
– Giải cá nhân: Trao cho sinh viên đạt giải các môn thi với mức thưởng như sau:
+ Giải nhất: 500.000đ; Giải nhì: 400.000đ; Giải ba: 300.000đ và Giải khuyến khích: 200.000đ.
+ BTC cấp ĐHĐN quyết định số lượng giải theo thực tế kết quả các môn thi (chấm điểm lẻ đến 0,25) và số lượng sinh viên tham dự mỗi môn thi.
– Giải tập thể: Gồm giải toàn đoàn và giải phong trào trao cho các CSGDĐHTV, ĐVTT:
+ Giải toàn đoàn: với mức tiền thưởng như sau: Giải nhất toàn đoàn: 3.000.000đ; Giải nhì: 2.000.000đ và Giải ba: 1.000.000đ.
+ Giải phong trào: Trao cho 01 CSGDĐHTV, ĐVTT có nhiều sinh viên dự thi nhất với mức tiền thưởng: 2.000.000đ.
5. Quyền lợi của SV dự thi và các CSGDĐHTV, ĐVTT
– Sinh viên dự thi được nhận Giấy chứng nhận của BTC và được cộng điểm đánh giá kết quả rèn luyện trong học kỳ 2 năm học 2017-2018 theo quy định và được nhận tiền bồi dưỡng dự thi (50.000đ/SV/môn thi).
– Sinh viên đạt Giải cá nhân được tặng Giấy khen của Giám đốc ĐHĐN, tiền thưởng và được hưởng các quyền lợi khác theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHĐN.
– CSGDĐHTV, ĐVTT đạt giải toàn đoàn được nhận cờ kèm theo tiền thưởng.
Ban Tổ chức thông báo mời tất cả các bạn sinh viên đủ điều kiện dự thi hưởng ứng đăng ký dự thi để thể hiện năng lực và bản lĩnh của mình. Kết quả mà các bạn đạt được trong kỳ thi sẽ được ghi nhận, đánh giá, khen thưởng xứng đáng và những trải nghiệm quý báu khi tham dự kỳ thi sẽ thực sự giúp ích cho các bạn trong học tập và rèn luyện bản lĩnh để tiếp tục phấn đấu vươn đến những thành công lớn hơn trong tương lai.
Thông tin chi tiết các bạn vui lòng liên hệ Thường trực Ban Tổ chức ĐHĐN: Ban Công tác Học sinh sinh viên ĐHĐN, Phòng 10.007 – Tầng 10, Khu B, Đại học Đà Nẵng, số 41 Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (Tel: 0236.3812153, Email: bancthssvdhdn@ac.udn.vn) hoặc tại Phòng Công tác HSSV và Văn phòng Khoa của Nhà trường.
Chúc các bạn thành công!
Link đăng ký: https://goo.gl/forms/mRdBCyQbz9keLQyx2
Tin Ban Công tác HSSV – ĐHĐN
LINK THÔNG BÁO VỀ KỲ THI SINH VIÊN GIỎI NĂM 2018 CỦA ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG:
Xem tại đây
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
|
KHOA TIẾNG ANH
|
——-***——-
|
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ THI SINH VIÊN GIỎI ĐHĐN
NĂM HỌC 2017-2018
(dành cho sinh viên tiếng Anh chuyên ngữ)
CÁC KỸ NĂNG THI:
- Nghe hiểu
- Nói
- Đọc hiểu
- Viết
MÔ TẢ:
1. Phần Nghe hiểu:
* Cấu trúc:
– Bài thi Nghe dài khoảng 30 phút, gồm 40 câu hỏi nằm trong 4 phần.
+ Phần 1: thí sinh sẽ nghe một cuộc đối thoại giữa hai người có chủ đề liên quan đến các nhu cầu xã hội như việc sắp xếp đi du lịch, quyết định về một buổi tối đi chơi, dịch vụ du lịch, dịch vụ sinh viên trong khuôn viên trường đại học …
+ Phần 2: thí sinh sẽ nghe một độc thoại cũng có chủ đề liên quan đến các nhu cầu xã hội.
+ Phần 3: thí sinh sẽ nghe một cuộc đối thoại giữa đối đa là bốn người về các tình huống có liên hệ chặt chẽ với ngữ cảnh giáo dục hay đào tạo như cuộc đối thoại giữa một giáo sư và sinh viên về một bài tập, hay giữa một nhóm sinh viên về một dự án nghiên cứu…
+ Phần 4: thí sinh sẽ nghe một độc thoại có chủ đề liên quan đến giáo dục, đào tạo như một bài giảng hay bài phát biểu có chủ đề học thuật …
– Thí sinh chỉ nghe MỘT LẦN và làm bài trưc tiếp trên đề thi khi nghe.
– Sau khi nghe xong, thí sinh có 10 phút để chuyển câu trả lời từ đề thi vào phiếu trả lời.
* Dạng bài thường gặp trong bài thi Nghe hiểu:
+ trắc nghiệm
+ câu hỏi và trả lời ngắn
+ điền từ vào ô trống
+ phân loại
+ nối tương ứng
+ điền tên/thông tin vào những chỗ được đánh số trên biểu đồ/bản đồ
2. Phần Nói:
* Cấu trúc:
Phần thi Nói dài từ 11-14 phút bao gồm 3 phần nhằm đánh giá khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh của thí sinh.
+ Phần 1 (3-4 phút): thí sinh trả lời các câu hỏi thông thường về bản thân, gia đình, sở thích và những đề tài quen thuộc khác.
+ Phần 2 (2-3 phút): thí sinh đọc gợi ý in trên một tờ phiếu và được yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể. Thí sinh có 1 phút chuẩn bị và 1-2 phút trình bày.
Ví dụ:
Describe an area of your country you know and like.
You should say:
And explain why you like it.
|
+ Phần 3 (4-5 phút): thí sinh trả lời các câu hỏi về các vấn đề và khái niệm trừu tượng hơn, có liên hệ trực tiếp với chủ đề trình bày ở phần 2.
* Các kỹ năng thường được đánh giá trong bài thi Nói:
– cung cấp thông tin cá nhân và ngoài cá nhân
– bày tỏ ý kiến
– chứng minh ý kiến
– giải thích
– gợi ý
– suy xét, phân tích, lập luận
– so sánh, đối chiếu
– tự sửa lỗi trong khi đối thoại
– kể chuyện và diễn giải
– giải quyết vấn đề
– tương tác với giám khảo
3. Phần Đọc hiểu:
* Cấu trúc:
– Bài thi Đọc dài 60 phút gồm 40- 42 câu hỏi được thiết kế dựa trên 3 bài đọc hiểu nhằm đánh giá khả năng nắm bắt thông tin học thuật hiệu quả trong khoảng thời gian giới hạn.
– Mỗi bài đọc có độ dài khoảng 600-700 từ, có chủ đề về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, trình bày quan điểm về một chủ đề, cung cấp lời giải thích và chứng cứ cho một chủ đề, hoặc kể về một sự kiện hay cuộc đời của một người nào đó.
– Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm khách quan
* Các kỹ năng thường được đánh giá trong bài thi Đọc hiểu:
– Phân biệt ý chính, luận điểm quan trọng và thông tin chi tiết.
– Đoán nghĩa từ vựng từ văn cảnh
– Suy luận về những vấn đề được gợi ý trong bài văn và cách liên kết ý tưởng trong toàn bộ bài văn
– Nhận biết kết cấu và mục đích của bài văn
– Tóm tắt bài văn và phân loại thông tin
– Hiểu mối quan hệ giữa các ý tưởng (ví dụ: so sánh-đối chiếu, nguyên nhân-kết quả, các bước trong một tiến trình …)
4. Phần Viết:
* Cấu trúc:
– Bài thi Viết kéo dài 60 phút gồm 2 phần.
+ Phần 1 (20 phút): thí sinh được yêu cầu viết thư có độ dài tối thiểu 150 từ dựa vào một tình huống cho sẵn (với văn phong trang trọng hoặc không trang trọng).
+ Phần 2 (40 phút): thí sinh được giới thiệu một quan điểm, lập luận hay vấn đề và được yêu cầu viết một bài luận có độ dài ít nhất là 250 từ.
* Tiêu chí đánh giá:
Phần 1:
- Cách trình bày thư phù hợp – lời chào, mở đầu, kết thúc thư…( trang trọng hoặc không trang trọng)
- Sử dụng văn phong phù hợp (trang trọng/không trang trọng)
- Trả lời đầy đủ các ý/câu hỏi trong đề
- Sử dụng cấu trúc câu, từ vựng đa dạng và phù hợp
Phần 2:
- Bố cục bài luận rõ ràng, phù hợp
- Bài luận mạch lạc, dùng các biện pháp liên kết
- Trả lời các câu hỏi trong đề (trình bày ý kiến, phân tích vấn đề, phản biện, nêu giải pháp…)
- Dùng các biện pháp dẫn chứng để minh hoạ luận điểm
- Sử dụng cấu trúc câu, từ vựng đa dạng và phù hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các giáo trình ôn luyện IELTS, TOEFLiBT