ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SỸ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHNN ngày tháng năm của
Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng)
Tên chương trình : Chương trình đào tạo trình độ tiến sỹ
Trình độ đào tạo : Tiến sỹ
Ngành đào tạo : Ngôn ngữ Anh
Loại hình đào tạo : Chính quy tập trung
- MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN nhằm đào tạo ra những tiến sĩ Ngôn ngữ Anh có đủ những phẩm chất của một nhà khoa học hiện đại, có trình độ chuyên môn sâu và kỹ năng cao trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn hoá văn minh của các nước Anh, Mĩ và các nước sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai.
1.2. Mục tiêu cụ thể
– Có trình độ cao về lý thuyết và kỹ năng trong khoa học ngôn ngữ Anh, có khả năng nghiên cứu độc lập, nghiêm túc, sáng tạo, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học ngôn ngữ và văn hoá trong lĩnh vực tiếng Anh cũng như khả năng hướng dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực này;
– Có trình độ chuyên sâu về ngôn ngữ trong mối quan hệ liên ngành không những chỉ là văn hóa mà còn là nhân chủng học, tri nhận, nhận thức, tâm lý thần kinh, bệnh học ngôn ngữ, toán học ngôn ngữ, xã hội ngôn ngữ học, chính sách ngôn ngữ, ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ toàn cầu.
– Có năng lực thực hành giao tiếp nói, viết và diễn đạt đúng chuẩn mực tiếng Anh và biết được các biến thể tiếng Anh quốc tế chính.
II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức, kỹ năng
Các tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tốt nghiệp tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN sẽ là những nhà khoa học có khả năng am hiểu sâu về lý thuyết và kỹ năng trong khoa học ngôn ngữ Anh, có khả năng phân tích, tổng hợp, vận dụng các lý thuyết hiện đại, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học ngôn ngữ và văn hoá trong lĩnh vực tiếng Anh cũng như khả năng hướng dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực này.
2. Về phẩm chất, thái độ
Các tiến sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường là những nhà khoa học có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của đất nước, đóng góp một cách hiệu quả vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Về năng lực Ngoại ngữ 2
|
Đạt trình độ năng lực ngoại ngữ 2 tương đương B2 bậc 4/6 theo khung tham chiếu năng lực chuẩn Châu Âu, tính đến ngày trình hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở
4. Về năng lực phát triển nghề nghiệp
Tiến sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh có kiến thức, kỹ năng tự đánh giá, tự học và nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học và nghiên cứu, cụ thể
– Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng;
– Biết khai thác các nguồn thông tin, tài liệu, học liệu để nâng cao kiến thức và phát triển kĩ năng;
– Có khả năng hiểu bản thân, quản lý bản thân và tạo động lực để phát triển bản thân;
– Rút kinh nghiệm, đánh giá quá trình công tác;
|
– Tự học, tự bồi dưỡng để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và công việc.
– Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Các tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tốt nghiệp tại trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN có thể làm việc với tư cách là
+ Nhà giáo dục, nghiên cứu về ngôn ngữ Anh tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu,
|
+ Nhà quản lý, chuyên viên cao cấp cho các tổ chức giáo dục về ngoại ngữ, đặc biệt là Anh ngữ.
III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh (NCS) có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với NCS có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục. Trường hợp NCS không theo học tập trung liên tục được và được cơ sở đào tạo chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của NCS phải có tổng thời gian học tập và nghiên cứu như quy định tại phần trên, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo để thực hiện đề tài nghiên cứu.
IV. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA:
– 30 tín chỉ các học phần bổ sung đối với NCS đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần.
– 12 tín chỉ các học phần tiến sĩ
V. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
1. Điều kiện về văn bằng: Người dự tuyển phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a. Có bằng thạc sĩ đúng với chuyên ngành đăng ký dự tuyển, tốt nghiệp trong thời gian 5 năm tính đến thời điểm dự tuyển
b. Có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp hoặc gần với chuyên ngành đăng ký dự tuyển; bằng thạc sĩ đúng ngành do cơ sỏ đào tạo khác cấp bằng hoặc bằng thạc sĩ đúng ngành đã tốt nghiệp quá 5 năm tính đến thời điểm dự thi
c. Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đúng ngành, loại giỏi trở lên
Các đối tượng tại mục b và c phải học bổ sung một số học phần theo quy định
2. Công trình khoa học
a. Đối với người có bằng thạc sĩ phải có ít nhất 01 bài báo đăng ở tạp chí khoa học (theo danh mục quy định của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước) với chủ đề phù hợp với đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu lựa chọn, hoặc chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên.
b. Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học nội dung đúng với hướng nghiên cứu và có giấy chứng nhận NCKH đạt giải từ cấp trường trở lên
3. Có một bản đề cương về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn theo mẫu .
4. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh theo mẫu .
5. Điều kiện về trình độ ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau:
– Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 02 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương ứng cấp độ B1;
– Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ được đào tạo tại nước ngoài;
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.
VI. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
1. Điều kiện trúng tuyển
Để được công nhận là NCS thuộc chuyên ngành đào tạo, người dự tuyển phải vượt qua kỳ tổ chức xét tuyển do ĐHĐN tổ chức. Các quy định về xét tuyển, trúng tuyển theo quy định của Quy chế đào tạo tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cụ thể:
– Phải được các thành viên Tiểu ban chuyên môn xét tuyển NCS đánh giá, thông qua hồ sơ NCS, kết quả học tập đại học, thạc sĩ, thành tích nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm làm việc, chất lượng bài luận dự định nghiên cứu.
– Có ý kiến nhận xét tích cực và ủng hộ thí sinh trong hai thư giới thiệu.
– Thí sinh trình bày dự định nghiên cứu trước Tiểu ban chuyên môn xét tuyển NCS thành công; đề tài phù hợp với lĩnh vực, hướng nghiên cứu mà đơn vị đào tạo đang thực hiện.
– Trả lời được các câu hỏi của các thành viên Tiểu ban chuyên môn xét tuyển NCS đặt ra.
– Có người đủ tiêu chuẩn theo quy định nhận hướng dẫn.
– Có văn bản nhận xét, phân loại và đánh giá đúng thang điểm qui định của Tiểu ban chuyên môn xét tuyển NCS.
– Đạt điểm môn thi điều kiện về môn ngoại ngữ hai đã đăng kí trình độ C theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ (ngoại ngữ hai đã đăng kí trong hồ sơ dự tuyển) quốc tế ở trình độ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc thí sinh có bằng cử nhân ngoại ngữ (ngoại ngữ hai đã đăng kí trong hồ sơ dự tuyển).
2. Điều kiện tốt nghiệp
– NCS phải hoàn thành các môn học của chương trình tiến sĩ (bao gồm các môn bắt buộc và tự chọn); hoàn thành 3 chuyên đề tiến sĩ; hoàn thành bài tiểu luận tổng quan.
– Có bằng cử nhân ngoại ngữ hai hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ (ngoại ngữ hai đã đăng kí trong hồ sơ dự tuyển) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa quá 2 năm kể từ ngày được cấp.
– Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội đồng khoa học cấp trường: từng phần của đề tài: định kì 6 tháng 1 lần, kết quả tổng hợp: tối thiểu 3 lần trong quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu phải được công nhận.
– Bảo vệ thành công luận án theo đúng quy trình và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Đà Nẵng.
– Những NCS chưa có bằng thạc sĩ phải hoàn thành các môn học bổ sung của chương trình đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ Anh được giảng dạy trong năm đầu của thời gian đào tạo tiến sĩ.
– Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, NCS đã có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy theo yêu cầu của chương trình đào tạo, phải hoàn thành việc học bổ sung các môn cần thiết theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và của đề tài nghiên cứu.
VII. THANG ĐIỂM: Áp dụng theo thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.
VIII. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình đào tạo gồm các học phần bổ sung dành cho các NCS chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ ngành gần với chuyên ngành Ngôn ngữ Anh; Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan; Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ. Cụ thể
8.1. Chương trình đào tạo
8.1.1. Các học phần bổ sung
Các học phần bổ sung là các học phần giúp NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của NCS. NCS có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành không bắt buộc phải học các học phần bổ sung.
Ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành tiến sĩ Ngôn ngữ Anh:
+ Bằng đại học: Ngôn ngữ Anh; Sư phạm tiếng Anh
+ Bằng thạc sĩ: Ngôn ngữ Anh
Ngành gần với chuyên ngành tiến sĩ Ngôn ngữ Anh:
+ Bằng thạc sĩ: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh
8.1.1.1 Các học phần bổ sung dành cho nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ
Các học phần bổ sung là các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ Anh đang thực hiện đào tạo tại ĐHĐN. Khối lượng là 36 tín chỉ (24 tín chỉ bắt buộc và 12 tín chỉ tự chọn), chưa kể các môn Triết học và Ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. NCS chưa có bằng thạc sĩ sẽ học các học phần bổ sung như qui định ở Bảng 6.1 trong năm đầu của thời gian đào tạo tiến sĩ và không phải làm luận văn thạc sĩ.
Bảng 8.1: Danh mục các học phần bổ sung đối với NCS
chưa có bằng thạc sĩ Ngôn ngữ Anh
TT
|
Học phần bổ sung
|
Số TC
|
Bắt buộc
|
Tự chọn
|
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
4
|
x
|
|
2
|
Ngoại ngữ thứ 2
|
4
|
x
|
|
3
|
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
|
2
|
x
|
|
4
|
Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)
|
2
|
x
|
|
5
|
Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistics)
|
2
|
x
|
|
6
|
Lý thuyết về giao tiếp ngôn ngữ
(Language Communication Theory)
|
2
|
x
|
|
7
|
Ngôn ngữ xã hội học (Socio-linguistics)
|
2
|
x
|
|
8
|
Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics)
|
2
|
x
|
|
9
|
Ngữ âm và âm vị học (Phonetics & Phonology)
|
2
|
x
|
|
10
|
Ngữ pháp học và ngữ pháp chức năng
(Grammar and Functional Grammar)
|
2
|
x
|
|
11
|
Ngữ nghĩa học (Semantics)
|
2
|
x
|
|
12
|
Ngôn ngữ tâm lý học (Psycholinguistics)
|
2
|
x
|
|
13
|
Ngữ dụng học (Pragmatics)
|
2
|
x
|
|
14
|
Lý thuyết về giao tiếp ngôn ngữ
(Language Communication Theory)
|
2
|
|
|
NCS chọn 22 TC trong tổng số 33 TC tự chọn
|
||||
15
|
Văn học Anh – Mỹ (English – American Literature)
|
2
|
|
x
|
16
|
Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis)
|
2
|
|
x
|
17
|
Ngôn ngữ và tiếp nhận văn học
|
2
|
|
x
|
18
|
Phong cách học (Stylistics)
|
2
|
|
x
|
19
|
Ngữ nghĩa và tình thái trong ngữ pháp chức năng
|
2
|
|
x
|
20
|
Giao thoa văn hoá (Cross Culture)
|
2
|
|
x
|
21
|
Phát triển các kỹ năng ngôn ngữ
(Language Skill Development)
|
2
|
|
x
|
22
|
Cấu trúc ngôn ngữ (Structures of Languages)
|
2
|
|
x
|
23
|
Dẫn luận ngữ pháp từ (Word Grammar: An Introduction)
|
2
|
|
x
|
24
|
Lý thuyết dịch (Studies in Translation)
|
2
|
|
x
|
25
|
Tiếng Anh chuyên ngành (ESP)
|
2
|
|
x
|
26
|
Ngôn ngữ học khối liệu (Corpus Linguistics)
|
2
|
|
x
|
27
|
Ứng dụng công nghệ cao trong dạy học ngoại ngữ
(HITECH in Language Teaching and Learning)
|
2
|
|
|
28
|
Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics)
|
2
|
|
X
|
Tổng cộng
|
50
|
|
|
8.1.1.2. Các học phần bổ sung dành cho NCS đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần
Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng tốt nghiệp quá 5 năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì trên cơ sở đối chiếu với các học phần bổ sung đã xác định, Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, sẽ xác định rõ học phần phải học bổ sung theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và của đề tài nghiên cứu, trình Giám đốc ĐHĐN quyết định.
Bảng 8.2: Danh mục các học phần bổ sung đối với NCS đã có bằng
thạc sĩ chuyên ngành gần
TT
|
Học phần bổ sung cho NCS đã có bằng thạc sĩ ngành gần
|
Số TC
|
1
|
Ngôn ngữ học đại cương (General Linguistics)
|
2
|
2
|
Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive Linguistics)
|
2
|
3
|
Lý thuyết về giao tiếp ngôn ngữ
(Language Communication Theory)
|
2
|
4
|
Ngôn ngữ xã hội học (Socio-linguistics)
|
2
|
5
|
Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics)
|
2
|
6
|
Ngữ âm và âm vị học (Phonetics & Phonology)
|
2
|
7
|
Ngữ pháp học và ngữ pháp chức năng (Grammar and Functional Grammar)
|
2
|
8
|
Ngữ nghĩa học (Semantics)
|
2
|
9
|
Ngôn ngữ tâm lý học (Psycholinguistics)
|
2
|
10
|
Ngữ dụng học (Pragmatics)
|
2
|
11
|
Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis)
|
2
|
12
|
Phong cách học (Stylistics)
|
2
|
13
|
Giao thoa văn hoá (Cross Culture)
|
2
|
14
|
Cấu trúc ngôn ngữ (Structures of Languages)
|
2
|
15
|
Lý thuyết dịch (Studies in Translation)
|
2
|
Tổng cộng
|
30
|
(Căn cứ vào bảng điểm nếu đã có học các môn này với thời lượng tương đương thì được miễn học bổ sung)
8.1.2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
8.1.2.1. Các học phần tiến sĩ
Các học phần ở trình độ tiến sĩ giúp NCS cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; nâng cao trình độ lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu. Mỗi học phần được thiết kế với khối lượng từ 2 đến 3 tín chỉ. Mỗi NCS phải hoàn thành 05 học phần ở trình độ tiến sĩ với 12 tín chỉ.
Các học phần ở trình độ tiến sĩ (Bảng 4.3) bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn, trong đó các học phần bắt buộc là những học phần căn bản, liên quan đến những kiến thức cốt lõi ở mức độ cao của ngành và chuyên ngành. Các học phần tự chọn có nội dung chuyên sâu phù hợp với đề tài NCS hoặc hỗ trợ rèn luyện các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, cách viết bài báo khoa học.
Bảng 8.3: Danh mục các học phần tiến sĩ
TT
|
Học phần tiến sĩ
|
Số TC
|
Bắt buộc
|
Tự chọn
|
1
|
Quan điểm của F.de Saussure về nghiên cứu ngôn ngữ
|
03
|
x
|
|
2
|
Ngôn ngữ học tri nhận
|
03
|
x
|
|
3
|
Chuyển di ngôn ngữ
|
02
|
|
x
|
4
|
Loại hình học và các phổ quát ngôn ngữ
|
02
|
|
x
|
5
|
Các khuynh hướng ngữ pháp chức năng
|
02
|
|
x
|
6
|
Ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ
|
02
|
|
x
|
7
|
Văn bản tiếng Anh
|
02
|
|
x
|
8
|
Diễn ngôn và quyền lực
|
02
|
|
x
|
9
|
Quan hệ giữa Ngôn ngữ và Văn hóa
|
02
|
|
x
|
8.1.2.2 Chuyên đề tiến sĩ
Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp NCS giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Mỗi NCS phải hoàn thành 3 chuyên đề tiến sĩ với khối lượng 6 tín chỉ.
8.1.2.3 Tiểu luận tổng quan
Mỗi NCS phải thực hiện một bài tiểu luận tổng quan. Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi NCS thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.
8.1.3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
8.1.3.1. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của lĩnh vực nghiên cứu, chương trình đào tạo có các yêu cầu khác nhau về hoạt động nghiên cứu để tạo cơ sở cho NCS viết luận án.
Nội dung, quy mô nghiên cứu khoa học phải phù hợp với mục tiêu của luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của đề tài nghiên cứu người hướng dẫn đề xuất hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất để NCS tiến hành xong các nghiên cứu cần thiết. NCS phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.
Thời gian nghiên cứu khoa học được bố trí trong thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. Nếu vì lý do khách quan hay chủ quan, việc nghiên cứu khoa học không thể hoàn thành trong thời gian dự kiến thì để đảm bảo chất lượng luận án NCS được đăng ký kéo dài thời gian nghiên cứu. Các chi phí đào tạo trong thời gian kéo dài do NCS chịu.
8.1.3.2. Luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc đáo, sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội. Luận án tiến sĩ được viết bằng tiếng Anh có khối lượng khoảng 200 trang A4, trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng NCS. NCS phải bảo vệ thành công luận án của mình với yêu cầu cụ thể đặt ra trong phần 4.2 dưới đây.
8.2. Kế hoạch đào tạo
Thời gian thiết kế đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người đã có bằng thạc sĩ là 3 năm; cho người đã có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm.
Thời gian tối đa cho phép thực hiện và trình một luận án để bảo vệ là 8 năm (96 tháng) đối với người khi dự tuyển chưa có bằng thạc sĩ và 6 năm (72 tháng) đối với người khi dự tuyển đã có bằng thạc sĩ, tính từ ngày dự tuyển được công nhận là nghiên cứu sinh. Qua thời gian này, nếu nghiên cứu sinh đó muốn được tiếp tục hoàn thành và bảo vệ luận án thì phải dự tuyển lại.
Khi tiếp nhận NCS, căn cứ vào trình độ của NCS, văn bằng NCS đã có, các học phần NCS đã học trước đây ở trình độ đại học, thạc sĩ, người hướng dẫn NCS và Hội đồng Khoa học – Đào tạo của trường sẽ đề xuất các học phần bổ sung ở trình độ đại học, thạc sĩ; các học phần ở trình độ tiến sĩ và các chuyên đề tiến sĩ sao cho phù hợp, thiết thực với quá trình đào tạo và thực hiện đề tài luận án trình Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHĐN phê duyệt. Phòng Đào tạo sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan để báo kế hoạch học tập hằng năm cho NCS biết. Nội dung kế hoạch cơ bản thể hiện ở biểu đồ dưới đây: