CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh
Chuyên ngành: Tiếng Anh
Mã ngành: 5222201
Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
(Ban hành tại Quyết định số 741/ĐHNNngày 2.8.2017.của Hiệu trưởng trường Đại học
Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng)
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA
1.1. Mục tiêu chung của CTĐT
Đào tạo trình độ cử nhân Ngôn ngữ Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể của CTĐT
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
– Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên cần thiết đối với một sinh viên ngành ngôn ngữ;
– Đạt được kỹ năng, thao tác cơ bản trong nghiên cứu khoa học;
– Được trang bị những kiến thức cần thiết về lý luận và thực tiễn giao tiếp, tác nghiệp bằng tiếng Anh và kỹ năng dịch thuật cơ bản;
– Đạt được năng lực sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết;)
– Đạt được năng lực sử dụng các thao tác ngôn ngữ trong công việc biên phiên dịch;
– Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp;
– Có các kỹ năng mềm cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lý và lãnh đạo;
– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ theo học cao học tiếng Anh chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ học ứng dụng và một số chuyên ngành có liên quan tại các trường trong và ngoài nước.
1.3. Chuẩn kỹ năng ngoại ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
– Đạt chuẩn đầu ra bậc 5 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương cấp độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ Anh.
– Đạt chuẩn đầu ra bậc 2 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương A2 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ khác theo yêu cầu ngoại ngữ 2.
1.4. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
– Nắm bắt được các nguyên tắc sử dụng công nghệ trong công việc chuyên môn và học tập ngoại ngữ.
– Khám phá, khai thác và thực hành sử dụng các công nghệ hữu ích phục vụ việc sử dụng và nghiên cứu, tác nghiệp bằng ngoại ngữ.
– Thiết kế và tạo ra các nguồn tài nguyên và tài liệu cho công việc học tập, nghiên cứu, tác nghiệp bằng ngoại ngữ có hiệu quả.
1.5. Chuẩn đầu ra của CTĐT
1.5.1. Kiến thức
1.5.1.1. Kiến thức chung
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Hiểu biết nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;
2) Nắm vững kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng phù hợp với ngành được đào tạo;
3) Vận dụng được các kiến thức đã học vào lý giải các hiện tượng xã hội, ngôn ngữ, văn hóa và thực tiễn công việc một cách khoa học;
4) Thực hiện được các tình huống giao tiếp ngoại ngữ 2 trong thực tế giao tiếp. Đạt chuẩn ngoại ngữ 2 bậc 2 theo khung năng lực năng lực tham chiếu Châu Âu và theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam;
5) Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin phục vụ cho công việc thực tế;
6) Tiến hành được các công việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
1.5.1.2 Kiến thức chuyên ngành
1.5.1.2.1. Kiến thức ngôn ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Tích lũy được kiến thức nền tảng về ngành Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng,để phục vụ công tác thực tiễn cũng như để học các chương trình sau đại học ở trong và ngoài nước;.
2) Vận dụng được kiến thức nền tảng về ngành Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa, văn học) để lý giải, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ;.
3) Vận dụng được kiến thức nền tảng về ngành Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa, văn học) vào kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ một cách thuần thục ở cấp độ 5 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương C1 theo khung CEFR.
1.5.1.2.2. Kiến thức văn hóa xã hội
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Tích lũy được kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế, …) của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, các nước trong khu vực Đông Nam Á;.
2) Phân tích đối chiếu được kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế, …) của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á với Việt Nam
3) Vận dụng được kiến thức nền tảng về văn hóa xã hội của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á vào các tình huống giao tiếp ngôn ngữ và để tránh được các sốc văn hóa.
1.5.1.2.3. Kiến thức chuyên ngành
1) Tích lũy được kiến thức về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ và công cụ biên phiên dịch;
2) Phân tích, tổng hợp được các kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ và công cụ biên phiên dịch;
3) Vận dụng được kiến thức đã học để thực hiện được các kỹ năng năng giao tiếp ngôn ngữ (tiếng Anh) trong công việc có liên quan đến chuyên ngành một cách trôi chảy, thông suốt trong các ngữ huống thông thường của thực tiễn công việc.;
4) Sử dụng được kiến thức ngôn ngữ và chuyên ngành để đánh giá các văn bản sẽ sử dụng cho mục đích giao tiếp, dịch thuật và tác nghiệp ở môi trường làm việc.
1.5.2. Kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp
1.5.2.1. Chuẩn chung
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Sử dụng thành thạo ngôn ngữ Anh trong giao tiếp và công việc thông thường và có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đối với chuyên ngành được đào tạo.;
2) Hoàn thành công việc giao tiếp ngôn ngữ, biên, phiên dịch trong các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh.;
3) Tích lũy đủ kiến thức tối thiểu để có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo chuyên ngành cao hơn hoặc các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu.;
4) Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp;
5) Có các kỹ năng mềm cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lý và lãnh đạo.
1.5.2.2. Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói đọc viết) trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ thực tế của tiếng Anh;
2) Đạt chuẩn đầu ra bậc 5 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương cấp độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ Anh và bậc 2 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương A2 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ khác.
1.5.2.3 Kỹ năng nghề
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
– Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói đọc viết) trong tác nghiệp ở môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh;
– Sử dụng được các kỹ năng biên dịch Anh-Việt, Việt-Anh để dịch các thể loại văn bản khác nhau; có năng lực phiên dịch đuổi, dịch hội nghị Anh-Việt, Việt-Anh ở mức cơ bản;
– Sử dụng được các kỹ năng biên-phiên dịch theo nhóm;
– Sử dụng được các kỹ năng soạn thảo văn bản, tác nghiệp văn phòng ở các công ty, tổ chức có yếu tố nước ngoài.
1.5.3. Nhận thức
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỉ luật và tác phong nghề nghiệp;
2) Có ý thức coi trọng việc ứng dụng sáng tạo các lí thuyết và kĩ năng, nghiệp vụ biên dịch, phiên dịch vào tình huống công việc cụ thể;
3) Có kế hoạch không ngừng trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân;
4) Nắm vững nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc được giao;
5) Có ý thức coi trọng việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh để phát triển các quan hệ đồng nghiệp và đối tác qua ứng xử giao tiếp, và chuẩn mực phát ngôn.
1.5.4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Đảm nhận được công việc tại các sở ban ngành, các cơ quan nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh.;
2) Đảm nhận được công việc tại các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ-văn hoá trong và ngoài nước sử dụng tiếng Anh;
3) Đảm nhận được công việc tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp có liên quan công việc giao tiếp quốc tế, đối ngoại, phiên dịch hay biên dịch sử dụng tiếng Anh;
4) Giảng dạy tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng và đại học (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
1.5.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Tích lũy và vận dụng được kiến thức đã học để tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học trong và ngoài nước;
2) Vận dụng được kiến thức đã học để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng vào những lĩnh vực chuyên môn chưa học chuyên sâu ở nhà trường;
3) Tiếp cận được kiến thức khoa học, công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp.
2. Thời gian đào tạo:
Bốn năm (8 học kỳ)
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
130 tín chỉ (Không kể 8 tín chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất)
4. Đối tượng tuyển sinh
Chương trình được thiết kế cho đối tượng người học có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, đạt điểm trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học và các quyi định khác theo quyi chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Tổng số tín chỉ mà người học phải tích luỹ để được cấp bằng cử nhân Ngành Ngôn ngữ Anh là 130 (không tính học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng). Chương trình được thiết kế phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng đúng mức đến xu hướng tích hợp các kỹ năng: tích hợp cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết, và tích hợp 2 kỹ năng nghe-nói, đọc-viết, thể hiện tính kế tục và phát triển của các khối kiến thức và học phần. Chương trình đào tạo còn có các học phần tự chọn tự do để sinh viên tích lũy kiến thức bổ trợ và kỹ năng, góp phần định hướng và bồi dưỡng nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo được thiết kế mềm dẻo. Trên cơ sở điều kiện thực tế, đơn vị đào tạo có thể chủ động sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với điều kiện của đơn vị. Việc chọn lựa các học phần tự chọn trong khung chương trình đào tạo có thể khác nhau theo từng năm tùy thuộc vào nhu cầu và nguyện vọng của người học hoặc theo nguồn lực của nhà trường về đội ngũ, khả năng thực giảng của giảng viên trong năm học đó, nhưng vẫn đảm bảo số tín chỉ cần tích lũy.
Chương trình khung này được thực hiện theo học chế tín chỉ, kéo dài từ 3.5 đến 5 năm học.
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh có thể đảm nhận các vị trí như: biên dịch, phiên dịch tiếng Anh tại các cơ quan có sử dụng tiếng Anh trong giao dịch tại địa phương và trên cả nước, hoặc các cán bộ nghiên cứu khoa học ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ ứng dụng, hoặc có thể làm việc ở các lĩnh vực chuyên môn khác có đòi hỏi về kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể giảng dạy tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục.
– Những sinh viên có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xét công nhận tốt nghiệp:
+ Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
+ Tích lũy đủ số các tín chỉ quy định theo chương trình đào tạo bậc đại học;
– Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân Đại học Tiếng Anh hệ chính quyi tập trung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Thang điểm
6.1. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy:
Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy,
mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:
A tương ứng với 4
B tương ứng với 3
C tương ứng với 2
D tương ứng với 1
F tương ứng với 0
Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.
6.2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy:
Được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
6.3. Xếp loại tốt nghiệp:
Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn
ngành hoặc song ngành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung
tích lũy của toàn khoá học, như sau:
a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất
sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) có thời gian học vượt quá quy định;
b) có quá 5% tổng số tín chỉ thi lại so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn khoá học;
c) bị kỷ luật trong thời gian học từ cảnh cáo trở lên)
7. Nội dung chương trình (tên và khối lượng các học phần)
Bao gồm các khối kiến thức sau:
– Khối kiến thức đại cương;
– Khối kiến thức theo khối ngành;
– Khối kiến thức theo nhóm ngành;
– Khối kiến thức chuyên ngành;
– Thực tập;
– Luận văn tốt nghiệp hoặc các học phần chuyên môn cuối khóa.
7.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy
130 tín chỉ
7.2. Các khối kiến thức
Khối kiến thức
KHỐI LƯỢNG TC
Tỷ lệ %
Bắt buộc
Tự chọn
Tổng
I. Khối kiến thức đại cương:
(tính các học phần GDTC và GDQP-AN – 8 tc)
28
28
20.2
II. Khối kiến thức theo khối ngành
12
12
0.8.7
III. Khối kiến thức theo nhóm ngành
68
49.3
III.1. Khối kỹ năng ngôn ngữ
46
46
33.3
III.2. Khối kiến thức ngôn ngữ
10
4
14
10.1
III.3. Khối kiến thức văn hoá
8
8
05.7
IV. Khối kiến thức chuyên ngành tiếng Anh
20
(8)
(28)
(20.2)
V. Luận văn tốt nghiệp/ học phần chuyên môn cuối khóa.
(8)
(8)
(05.7)
VI. Thực tập tốt nghiệp
2
2
01.4
TỔNG
138
7.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương
STT
Khối kiến thức – Học phần
Domain of knowledge – Courses
Điều kiện
tiên quyết
Số TC
Kiến thức đại cương
General Knowledge
28
1
2130010
Pháp luật đại cương
Basic Legislation
Không
2
2
2090070
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –Lênin (P.1)
Basic Principles of Marxism – Leninism I
Không
2
3
2120010
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –Lênin (P.2)
Basic Principles of Marxism – Leninism II)
Những NL cơ bản của CN Mác –Lênin I
3
4
2120020
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Ideology
Không
2
5
2090040
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản VN
Revolutionary Guidelines of the Communist Party of
Vietnam
Không
3
6
3040010
Tin học cơ sở
Basic Computer Skills
Không
2
7
4140812
Ngoại ngữ 2.1
Foreign Language I
Không
3
8
4140822
Ngoại ngữ 2.2
Foreign Language II
Ngoại ngữ 2.1
3
9
0130010
Giáo dục thể chất 1
Physical Education 1
Không
1
10
0130020
Giáo dục thể chất 2
Physical Education 2
Không
1
11
0130030
Giáo dục thể chất 3
Physical Education 3
Không
1
12
0130040
Giáo dục thể chất 4
Physical Education 4
Không
1
13
0130060
Giáo dục quốc phòng– An ninh
National Defence Education
Không
4
7.2.2. Kiến thức giáo dục khối ngành
Kiến thức theo khối ngành
Inter-Disciplinary Knowledge
12
14
4112742
Kỹ năng học đại học
Essential College Study Skills
Không
2
15
3140010
Dẫn luận ngôn ngữ
Introduction to Linguistics
Không
2
16
3140030
Tiếng Việt
Vietnamese Language
Không
2
17
3140020
Cơ sở văn hoá Việt Nam
Fundamentals of Vietnamese Culture
Không
2
18
4112042
Tư duy phê phán
Critical Thinking
Không
2
19
4112792
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Research Methods
Không
2
7.2.3. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
7.2.3.1. Kiến thức nhóm ngành
7.2.3.1.a. Khối kỹ năng ngôn ngữ
Kiến thức theo nhóm ngành
Disciplinary Knowledge
Mã học phần
Kỹ năng ngôn ngữ
English Language Skills
46
Học phần bắt buộc 46 tc
20
4110693
Luyện âm tiếng Anh
English Speech Training
Không
2
21
4111821
Kỹ năng tiếng B1.1
English Intergrated Skills B1.1
Không
4
22
4111831
Kỹ năng tiếng B1.2
English Integrated Skills B1.2
Không
4
23
4111851
Kỹ năng tiếng B1.3
English Integrated Skills B1.3
Không
4
24
4111861
Kỹ năng tiếng B1.4
English Integrated Skills B1.4
Không
4
25
4111881
Kỹ năng tiếng B2.1
English Integrated Skills B2.1
Các học phần
Kỹ năng tiếng B1
4
26
4111891
Kỹ năng tiếng B2.2
English Integrated Skills B2.2
Các học phần
Kỹ năng tiếng B1
4
27
4111901
Kỹ năng tiếng B2.3
English Integrated Skills B2.3
Các học phần
Kỹ năng tiếng B1
4
28
4111911
Kỹ năng tiếng B2.4
English Integrated Skills B2.4
Các học phần
Kỹ năng tiếng B1
4
29
4111921
Kỹ năng tiếng C1.1
English Reading Skills C1.1
Các học phần
Kỹ năng tiếng B2
3
30
4111931
Kỹ năng tiếng C1.2
English Writing Skills C1.2
Các học phần
Kỹ năng tiếng B2
3
31
4111971
Kỹ năng tiếng C1.3
English Listening Skills C1.3
Các học phần
Kỹ năng tiếng B2
3
32
4111981
Kỹ năng tiếng C1.4
English Speaking Skills C1.4
Các học phần
Kỹ năng tiếng B2
3
7.2.3.1.b. Khối kiến thức ngôn ngữ
Mã học phần
Kiến thức ngôn ngữ
Linguistic knowledge
14
Học phần bắt buộc 12 tc
33
4113673
Ngữ pháp tiếng Anh Căn bản 1
Basic English Grammar 1
Không
2
34
4113683
Ngữ pháp tiếng Anh Căn bản 2
Basic English Grammar 2
Ngữ pháp Tiếng Anh Căn bản 1
2
35
4111383
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
Advanced English Grammar
Ngữ pháp tiếng Anh
Căn bản 1,2
4
36
4111872
Dẫn nhập Ngữ âm và Âm vị học tiếng Anh
Introduction to English Phonetics and Phonology
Không
2
Học phần tự chọn 4/14 tc
37
4113603
Dẫn nhập Ngữ nghĩa học tiếng Anh
Introduction to English Semantics
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
2
38
4112912
Dẫn nhập ngôn ngữ học đối chiếu
Introduction to Contrastive Analysis
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
2
39
4112842
Dẫn nhập Phong cách học tiếng Anh
Introduction to English Stylistics
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
2
40
4112862
Dẫn nhập Ngữ dụng học tiếng Anh
Introduction to English Pragmatics
Ngữ pháp Tiếng Anh nâng Nâng cao
2
41
4112922
Dẫn nhập ngữ pháp chức năng
Introduction to Functional Grammar
Ngữ pháp Tiếng Anh nâng Nâng cao
2
42
4113613
Từ vựng học tiếng Anh
Introduction to English Lexicology
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
2
43
4113623
Dẫn nhập phân tích diễn ngôn
Introduction to Discourse Analysis
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
2
7.2.3.1.c. Khối kiến thức văn hóa văn học
Mã học phần
Kiến thức văn hoá
Cultural Knowledge
8
Học phần bắt buộc 8 tc
44
4112812
Văn hóa Anh
British Culture
2
45
4112902
Văn hóa Mỹ
American Culture
2
46
4112972
Giao thoa văn hóa
Cross Culture
Văn hóa Anh
2
47
4112952
Văn học Anh
English Literature
Văn hóa Anh
2
7.2.3.2. Khối kiến thức chuyên ngành tiếng Anh
Mã học phần
Kiến thức chuyên ngành tiếng Anh
English Language Expertise
28
Học phần bắt buộc 20 tc (Compulsory Courses)
48
4113053
Biên dịch 1
Translation 1
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
3
49
4110783
Biên dịch 2
Translation 2
Biên dịch 1
3
50
4113143
Biên dịch 3
Translation 3
Biên dịch 2
3
51
4113063
Phiên dịch 1
Interpreting 1
Các học phần Kỹ năng tiếng B2
3
52
4113103
Phiên dịch 2
Interpreting 2
Phiên dịch 1
3
53
4113153
Phiên dịch 3
Interpreting 3
Phiên dịch 2
3
54
4112852
Lý thuyết dịch
Theory of Translation
2
Học phần chuyên môn cuối khóa 8/16 tc (Tự chọn bắt buộc)
Elective Intensive Courses (compulsory)
55
4112122
HP chuyên môn I (Biên phiên dịch nâng cao)
Advanced Translation and Interpreting
Các HP HKI-HKVI
4
56
4113032
HP chuyên môn II (Giao tiếp thương mại)
Business communication
Các HP HKI-HKVI
4
57
4112092
Luận văn tốt nghiệp
Graduation Paper
Các HP HKI-HKVI
8
7.2.1.4. Khối kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ-Học phần tự chọn tự do
(Supplementary Knowledge – Elective Courses (optional)
24
58
4113673
Văn bản hành chính
Administrative Documents
2
59
4113593
Ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp
Communicative English Grammar
2
60
4113653
Văn hóa các nước ASEAN
Culture of ASEAN Countries
Cơ sở văn hóa Việt Nam
2
61
4112932
Văn học Mỹ
American Literature
Văn hóa Mỹ
2
62
4113133
Quan hệ ngôn ngữ & văn hóa
Language and Culture
Văn hóa Anh & Văn hóa Mỹ
2
63
4113603
Kỹ năng viết báo cáo
Report-Writing Skills
Không
2
64
4113633
Ngôn ngữ và truyền thông
Language and Media
Không
2
65
4120873
Quản trị học Căn bản
Basic Management
Không
2
66
4122213
Marketing Căn bản
Basic Marketing
Không
2
67
4122363
Thư tín thương mại
Business Correspondence
Không
2
68
4122473
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Tourrist Guide Professional skills
Không
2
69
4113643
Nghiệp vụ biên phiên dịch
Translator and Interpreter Professional skills
Không
2
7.2.4. Thực tập
V.
Mãhọc phần
Thực tập
Internship
70
4113663
Thực tập
Internship
Không
2
8. Kế hoạch giảng dạy
TT
MÃ HỌC PHẦN
HỌC KỲ
TÊN HỌC PHẦN
SỐ TÍN CHỈ
1
3140020
I
Học phần bắt buộc
Cơ sở văn hóa Việt Nam
2
2
3040010
Tin học cơ sở
2
3
4112742
Kỹ năng học đại học
2
4
4111821
Kỹ năng tiếng Anh B1.1
4
5
4111831
Kỹ năng tiếng Anh B1.2
4
6
4110693
Luyện âm tiếng Anh
2
7
4113673
Ngữ pháp tiếng Anh Căn bản 1
2
8
0130010
Giáo dục thể chất 1
1
Tổng số tín chỉ
19
9
2130010
II
Học phần bắt buộc
Pháp luật đại cương
2
10
3140030
Tiếng Việt
2
11
4111851
Kỹ năng tiếng Anh B1.3
4
12
4111861
Kỹ năng tiếng Anh B1.4
4
13
4113683
Ngữ pháp tiếng Anh Căn bản 2
2
14
4111872
Dẫn nhập Ngữ âm – Âm vị học tiếng Anh
2
15
4112792
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
16
0130060
Giáo dục quốc phòng
4
17
0130020
Giáo dục thể chất 2
1
Tổng số tín chỉ
23
18
2090070
III
Học phần bắt buộc
Những nguyên lý của CN Mác-Lênin (P.1)
2
19
3140010
Dẫn luận ngôn ngữ
2
20
4112782
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
4
21
4111881
Kỹ năng tiếng Anh B2.1
4
22
4111891
Kỹ năng tiếng Anh B2.2
4
23
4112042
Tư duy phê phán
2
24
4140812
Ngoại ngữ 2.1
3
25
0130030
Giáo dục thể chất 3
1
26
4113673
Học phần tự chọn tự do
Văn bản hành chính
2
27
4113593
Ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp
2
Tổng số tín chỉ
22
28
2120010
IV
Học phần bắt buộc
Những nguyên lý của CN Mác-Lênin (P.2)
3
29
2090040
Đường lối CM của Đảng CSVN
3
30
4113053
Biên dịch 1
3
31
4111901
Kỹ năng tiếng Anh B2.3
4
32
4111911
Kỹ năng tiếng Anh B2.4
4
33
4140822
Ngoại ngữ 2.2
3
34
0130040
Giáo dục thể chất 4
1
35
4113653
Học phần tự chọn tự do
Văn hóa các nước ASEAN
2
36
4113603
Kỹ năng viết báo cáo
2
Tổng số tín chỉ
21
37
2120020
V
Học phần bắt buộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2
38
4112852
Lý thuyết dịch
2
39
4111921
Kỹ năng tiếng Anh C1.1
3
40
4111931
Kỹ năng tiếng Anh C1.2
3
41
4112812
Văn hóa Anh
2
42
4113063
Phiên dịch 1
3
43
4113603
Học phần tự chọn bắt buộc 2/6
Dẫn nhập ngữ nghĩa học tiếng Anh
2
44
4113613
Dẫn nhập từ vựng học tiếng Anh
2
45
4112842
Dẫn nhập phong cách học tiếng Anh
2
46
4113633
Học phần tự chọn tự do
Ngôn ngữ và truyền thông
2
47
4120873
Quản trị học Căn bản
2
48
4122213
Marketing Căn bản
3
Tổng số tín chỉ
17
49
4111971
VI
Học phần bắt buộc
Kỹ năng tiếng Anh C1.3
3
50
4111981
Kỹ năng tiếng Anh C1.4
3
51
4110783
Biên dịch 2
3
52
4113103
Phiên dịch 2
3
53
4112902
Văn hóa Mỹ
2
54
4112912
Học phần tự chọn bắt buộc 2/8
Dẫn nhập ngôn ngữ học đối chiếu
2
55
4112922
Dẫn nhập ngữ pháp chức năng
2
56
4112862
Dẫn nhập ngữ dụng học tiếng Anh
2
57
4113623
Dẫn nhập phân tích diễn ngôn
2
58
4112932
Học phần tự chọn tự do
Văn học Mỹ
2
4113133
Quan hệ ngôn ngữ & văn hóa
2
Tổng số tín chỉ
16
60
4113143
VII
Học phần bắt buộc
Biên dịch 3
3
61
4113153
Phiên dịch 3
3
62
4112952
Văn học Anh
2
63
4112972
Giao thoa văn hóa
2
64
4122363
Học phần tự chọn tự do
Thư tín thương mại
2
65
4122473
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
2
66
4113643
Nghiệp vụ biên phiên dịch
2
Tổng số tín chỉ
10
67
4113663
VIII
Học phần bắt buộc
Thực tập tốt nghiệp
2
68
4112122
Học phần tự chọn bắt buộc (8/16)
HP chuyên môn I (Biên phiên dịch nâng cao)
4
69
4113032
HP chuyên môn II (Giao tiếp thương mại)
4
70
4112092
Luận văn tốt nghiệp
8
Tổng số tín chỉ
10
TỔNG SỐ TÍN CHỈ TOÀN KHOÁ
138
9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần
STT
Khối kiến thức – Học phần
Số tín chỉ
Khối kiến thức đại cương (General knowledge)
31
1
Pháp luật đại cương
Basic Legislation
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về luật pháp đại cương về
nhà nước và pháp luât, vê tô chức và hoat động của bô máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về
kết cấu cách xây dưng và áp dung quy phạm pháp luât ơ Viêt Nam
2
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (P.2)
Basic Principles of Marxism – Leninism (P.1)
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Triết học Mác-Lênin
hạt nhân của toàn bộ Chủ nghĩa Mác-Lênin, cung cấp những hiểu biết chung nhất cho người
học về thế giới quan và phương pháp luận, giúp họ có cái nhìn toàn cảnh về tư tưởng nhân loại
và những bước phát triển của nó, nắm vững khái niệm, phạm trù, quy luật chung về thế
giới; nâng cao trình độ tư duy; tìm kiếm những con đường ngắn nhất, đúng đắn nhất và hiệu
quả nhất để đạt chân lý; từ đó giúp cho người học nắm bắt được bản chất khoa học của Chủ
nghĩa Mác-Lênin mà cốt lõi là Triết học Mác-Lênin.
2
3
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (P.2)
Basic Principles of Marxism – Leninism (P.2)
Học phần này cung cấp cho người học một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của Kinh
tế chính trị Mác – Lênin về phương thức sản xuất TBCN trong các giai đoạn tự do cạnh tranh và
độc quyền, giúp người học hiểu được các phạm trù, các quy luật kinh tế cơ bản của CNTB và xu
thế phát triển tất yếu của TBCN.
Ngoài ra học phần này còn cung cấp kiến thức cơ bản về một số vấn đề của chủ nghĩa xã hội:
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thái kinh tế xã hội
cộng sản chủ nghĩa; xây dựng nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa, giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo.
3
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Ideology
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết có tính hệ thống về các lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, văn hóa của Hồ Chí Minh, những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin
và tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng cộng sản
Việt Nam và cách mạng Việt Nam.
2
5
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Revolutionary Guidelines of the Communist Party of Vietnam
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng
của ĐCSVN, xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, giúp người học vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ
động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội theo đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
3
6
Tin học cơ sở
Basic Computer Skills
Học phần này cung cấp các kỹ năng tối thiểu cần thiết để có thể sử dụng máy vi tính vào công
việc của người học tiếng Anh, có thể tiếp thu nhanh chóng và sử dụng được các phần mềm dạy
học (ví dụ: các chương trình thí nghiệm ảo, chương trình hỗ trợ vẽ hình, các chương trình
multimedia…). Tập trung vào các kỹ năng như sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản, luận
văn, tiểu luận, truy tìm các thông tin bổ sung cho luận văn, tiểu luận thông qua Internet và thư
viện điện tử, để trình chiếu bài thuyết trình, luận văn, thực hiện, và các tính toán thống kê đơn
giản.
2
7
Ngoại ngữ 2.1
Foreign Language 2.1
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng về một ngoại ngữ 2
thông qua các bài hội thoại đơn giản, các bài tập có cấu trúc ngữ pháp và từ vựng cơ bản để có t
thể diễn đạt một số chủ đề về giao tiếp hàng ngày như: giới thiệu tên, tuổi, nghề nghiệp, quốc
tịch, học vấn … Qua đó, người học có thể giới thiệu về bản thân mình, mô tả về công việc hàng
ngày thông qua một số tình huống giao tiếp thông thường.
3
8
Ngoại ngữ 2.2
Foreign Language 2.2
Học phần này nhằm rèn luyện thêm cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về một
ngoại ngữ 2 trên bình diện ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng qua các hoạt động giao tiếp, tương tác
trong lớp học, cũng như qua nhiều dạng bài tập giúp người học củng cố kiến thức ngôn ngữ và
sử dụng hiệu qua trong giao tiếp nhằm diễn đạt một số chủ đề thường gặp trong cuộc sống
hàng ngày như sở thích, sức khoẻ, nghỉ hè, nhà hàng, thực phẩm và lễ hội, và các tình huống
giao tiếp thông thường khác.
3
9
Giáo dục thể chất 1
Physical Education 1
Học phần này nhằm cung cấp cho người học hệ thống các động tác thể dục cơ bản, các tư thế
đúng cơ thể và bài tập phát triển chung, nhằm giúp cho người học rèn luyện sức khỏe tốt, phát
triển tố chất vận động, trang bị cho người học những hiểu biết về lợi ích tác dụng, nguyên lý kỹ
thuật chạy cự ly ngắn, luật thi đấu cách tổ chức trọng tài, nâng cao sức nhanh, nắm vững những
kiến thức cơ bản nhất về Học phần thể dục cơ bản, thể dục nhào lộn và kỹ thuật chạy cự ly
ngắn, thực hành tương đối thành thục các kỹ thuật cơ bản về thể dục phát triển chung, thể dục
nhào lộn và kỹ thuật chạy cự li ngắn, giáo dục phẩm chất, ý chí vượt khó khăn trong học tập.
1
10
Giáo dục thể chất 2
Physical Education 2
Học phần này nhằm cung cấp cho người học hệ thống các động tác thể dục cơ bản, các tư thế đúng cơ thể và bài tập phát triển chung, nhằm giúp cho người học rèn luyện sức khỏe tốt, phát triển tố chất vận động, trang bị cho người học những hiểu biết về lợi ích tác dụng, nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn, luật thi đấu cách tổ chức trọng tài, nâng cao sức nhanh, nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về Học phần thể dục cơ bản, thể dục nhào lộn và kỹ thuật chạy cự ly ngắn, thực hành tương đối thành thục các kỹ thuật cơ bản về thể dục phát triển chung, thể dục nhào lộn và kỹ thuật chạy cự li ngắn, giáo dục phẩm chất, ý chí vượt khó khăn trong học tập.
1
11
Giáo dục thể chất 3
Physical Education 3
Học phần này nhằm cung cấp cho người học hệ thống các động tác thể dục cơ bản, các tư thế đúng cơ thể và bài tập phát triển chung, nhằm giúp cho người học rèn luyện sức khỏe tốt, phát triển tố chất vận động, trang bị cho người học những hiểu biết về lợi ích tác dụng, nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn, luật thi đấu cách tổ chức trọng tài, nâng cao sức nhanh, nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về Học phần thể dục cơ bản, thể dục nhào lộn và kỹ thuật chạy cự ly ngắn, thực hành tương đối thành thục các kỹ thuật cơ bản về thể dục phát triển chung, thể dục nhào lộn và kỹ thuật chạy cự li ngắn, giáo dục phẩm chất, ý chí vượt khó khăn trong học tập.
1
12
Giáo dục thể chất 4
Physical Education 4
Học phần này nhằm cung cấp cho người học hệ thống các động tác thể dục cơ bản, các tư thế đúng cơ thể và bài tập phát triển chung, nhằm giúp cho người học rèn luyện sức khỏe tốt, phát triển tố chất vận động, trang bị cho người học những hiểu biết về lợi ích tác dụng, nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly ngắn, luật thi đấu cách tổ chức trọng tài, nâng cao sức nhanh, nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về Học phần thể dục cơ bản, thể dục nhào lộn và kỹ thuật chạy cự ly ngắn, thực hành tương đối thành thục các kỹ thuật cơ bản về thể dục phát triển chung, thể dục nhào lộn và kỹ thuật chạy cự li ngắn, giáo dục phẩm chất, ý chí vượt khó khăn trong học tập.
1
13
Giáo dục quốc phòng
National Defence Education
Học phần này nhằm trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, phòng chống chiến lược “Diển biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, chiến tranh công nghệ cao, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, một số vấn đề về tình dân tộc, tôn giáo, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Từ đó giúp người học nâng cao dân trí quốc phòng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4
Khối kiến thức theo khối ngành (Inter-disciplinary knowledge)
16
Học phần bắt buộc (compulsory courses)
16
14
Kỹ năng học đại học
Essential College Study Skills
Học phần này được thiết kế nhằm giúp người học (năm thứ nhất) phát triển những kỹ năng học nền tảng cần thiết cho việc học tập ở môi trường đại học. Các kỹ năng trong khóa học được xây dựng phù hợp với nhu cầu của người học tiếng Anh, bao gồm kỹ năng tự học, tìm kiếm và xử lý thông tin, làm việc nhóm, và thuyết trình. Các kỹ năng được phát triển thông qua nhiều tình huống, bài tập thực hành trên lớp cũng như bài tập ở nhà. Khóa học mang tính thực hành cao, giúp người học đạt được những kỹ năng cần thiết để học tập một cách khoa học và hiệu quả ở môi trường đại học.
2
15
Dẫn luận ngôn ngữ học
Introduction to Linguistics
Học phần này nhằm giúp người học hiểu và nắm vững những kiến thức tổng quan về ngôn ngữ học, kiến thức đại cương về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phân loại ngôn ngữ. Về kỹ năng, qua học phần này, người học biết cách đọc sách nghiên cứu ngôn ngữ học, biết trình bày lại vấn đề ngôn ngữ học và học cách nhận xét thảo luận, vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài tập Dẫn luận ngôn ngữ học và giải thích một số hiện tượng trong tiếng Việt.
2
16
Tiếng Việt
Vietnamese Language
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát về tiếng Việt, cụ thể là kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng và phong cách Tiếng Việt. Qua đó, người học biết cách nhận xét thảo luận, vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài tập Tiếng Việt, đồng thời rèn luyện, phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
2
17
Cơ sở văn hoá Việt Nam
Fundamentals of Vietnamese Culture
Cơ sở văn hóa Việt Nam là học phần đại cương về văn hóa Việt Nam, cung cấp một cái nhìn toàn diện về khái niệm văn hóa học và văn hóa Việt nam, hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng, tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
2
18
Tư duy phê phán
CriticalThinking
Học phần này nhằm giúp người học hình thành các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết để tư duy có tính phản biện. Nội dung học tập bao gồm phát triển khái niệm, phân tích thông điệp, nhận diện thiên kiến, phân tích lập luận và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, người học còn được hướng dẫn các phương pháp nhằm giúp người học hình thành và phát triển tư duy phản biện. Sau đó, sẽ thực hành bằng cách làm việc theo nhóm thiết kế một hoạt động hay một dự án. Việc học tập được diễn ra chủ yếu theo phương pháp quy nạp: người học thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể, rút ra bài học và dùng các bài học đó điều chỉnh quá trình rèn luyện tư duy. Việc này đồng thời cũng sẽ giúp ích thêm cho việc nâng cao kỹ năng tấn công não, phân tích điểm mạnh, yếu của các kế hoạch, dự án, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập rèn luyện của người học.
2
19
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Research Methods
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học cần thiết để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hoặc làm các đề án nhỏ trong lớp học. Với học phần này, người học có thể lĩnh hội kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu như nguyên tắc, loại hình, phương pháp, và các thao tác nghiên cứu. Qua đó, người học có cơ hội thực hành các thao tác nghiên cứu cơ bản như viết tổng quan nghiên cứu và viết đề cương sơ bộ, cũng như viết nghiên cứu khoa học hay luận văn tốt nghiệp sau này.
2
Khối kiến thức theo nhóm ngành (Disciplinary knowledge)
68
Khối kỹ năng ngôn ngữ (English Language skills)
60
Học phần bắt buộc (comulsory courses)
60
20
Luyện âm tiếng Anh
English Speech Training
Học phần này nhằm giúp người học nắm được hệ thống âm trong tiếng Anh, cách phát âm và ký âm của từng âm cụ thể. Người học sẽ nhận biết được mối quan hệ giữa âm thanh và con chữ; các âm có tương đương và không tương đương so với hệ thống âm của tiếng Việt. Học phần còn giúp người học nắm được những nguyên tắc cơ bản về trọng âm, ngữ điệu và cách đọc nối. Người học có thể nhận biết và chỉnh sửa được những lỗi sai về phụ âm, nguyên âm, trọng âm trong cách phát âm từ tiếng Anh. Học phần còn giúp người học luyện tập ngữ điệu, nối từ khi phát âm 1 đơn vị câu. Học phần này sẽ hỗ trợ người học trong việc rèn luyện độ chính xác và trôi chảy khi nói tiếng Anh.
2
21
Kỹ năng tiếng B1.1
English Integrated Skills B1.1
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp người học trang bị các từ vựng về điện ảnh, thể thao, cuộc sống ở nông thôn và thành thị; hoạt động giải trí và sở thích; đồng thời phát triển những kỹ năng thông qua các bài tập trắc nghiệm năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết, sử dụng ngôn ngữ và ngữ pháp. Người học thể hiện được năng lực hiểu được đại ý, thông tin chi tiết, thái độ của người tương tác trong quá trình nghe về bình luận thể thao, mô tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc, có kỹ năng tương tác, hỏi đáp, trao đổi với các gợi ý từ tranh ảnh, mô tả suy đoán, so sánh và bình luận trong diễn ngôn độc thoại, có thể hiểu được bài khóa và ý kiến hay chi tiết được nêu cùng với cấu trúc và phát triển văn bản, có khả năng xử lý ngữ liệu đầu vào để viết các bức thư, đề án với các gợi ý về ngữ vực và văn phong về thư thân mật, giới thiệu bản thân, mô tả nơi chốn, danh lam thắng cảnh, có thể thực hiện các kỹ năng chuyển đổi từ dạng, điền khuyết văn bản và thành lập từ.
Kỹ năng tiếng B1.1
Dyned (Chương trình Chất lượng cao)
English Integrated Skills B1.1 Dyned
Học phần New Dynamic English được thiết kế cho sinh viên năm thứ nhất (Học kỳ 1) chương trình chất lượng cao chuyên ngành tiếng Anh. Học phần cung cấp cho người học kỹ năng thực hành tiếng tích hợp, đặc biệt là Nghe – Nói. Sau khóa học, người học có khả năng lưu loát trong giao tiếp bằng tiếng Anh theo giọng chuẩn Anh Mỹ tương đương cấp độ B1 theo khung Tham chiếu Châu Âu.
4
22
Kỹ năng tiếng B1.2
English Integrated Skills B1.2
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 2 kỹ năng chính Nghe và Nói cùng với các kỹ năng về phát âm, từ vựng, ngữ pháp, tư duy phản biện và kỹ năng hoc tâp đươc lồng ghép trong các bài Nghe và Nói. Học phần trang bị cho người học các kỹ năng như nghe ý chính, nghe chi tiêt, xác đinh thông tin đúng – sai; cung câp thông tin, ý tưởng để chuân bi cho phần nói; phát triển các kỹ năng nói (đồng ý, không đồng ý, đưa ra lời khuyên …), phát âm, đoc nối, đoc nhấn; luyên các kỹ năng làm viêc nhóm, kỹ năng tranh luân, phản biện và kỹ năng thuyêt trình; luyên kỹ năng hoc như ghi chú, săp xêp thời gian, kỹ năng làm bài thi.
4
23
Kỹ năng tiếng B1.3
English Integrated Skills B1.3
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp người học trang bị các từ vựng về các đồ vật trong gia đình; thời tiết công nghệ, công việc và việc làm; gia đình, tính cách, thực phẩm và đồ uống; tổ chức các dịp đặc biệt, giải trí và truyền thông; đồng thời phát triển những kỹ năng thông qua các bài tập trắc nghiệm năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết, sử dụng ngôn ngữ và ngữ pháp. Người học thể hiện được năng lực hiểu được đại ý, thông tin chi tiết, thái độ của người tương tác trong quá trình nghe, có kỹ năng tương tác, hỏi đáp, trao đổi với các gợi ý từ tranh ảnh, mô tả suy đoán, so sánh và bình luận trong diễn ngôn độc thoại, có thể hiểu được bài khóa và ý kiến hay chi tiết được nêu cùng với cấu trúc và phát triển văn bản, có khả năng xử lý ngữ liệu đầu vào để viết các bức thư, đề án với các gợi ý về ngữ vực và văn phong, có thể thực hiện các kỹ năng chuyển đổi từ dạng, điền khuyết văn bản và thành lập từ.
Kỹ năng tiếng B1.3
Dyned (Chương trình Chất lượng cao)
English Integrated Skills B1.4 Dyned
Học phần New Dynamic English được thiết kế cho sinh viên năm thứ nhất (học kỳ 2), chương trình chất lượng cao chuyên ngành tiếng Anh. Học phần cung cấp cho người học kỹ năng thực hành tiếng tích hợp, đặc biệt là Nghe – Nói. Sau khóa học, người học có khả năng lưu loát trong giao tiếp bằng tiếng Anh theo giọng chuẩn Anh Mỹ tương tương cấp độ B1 theo khung Tham chiếu Châu Âu.
4
24
Kỹ năng tiếng B1.4
English Integrated Skills B1.4
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 2 kỹ năng chính Đọc và Viết cùng với các kỹ năng về từ vựng, ngữ pháp, tư duy phản biện và kỹ năng hoc tâp đươc lông ghép trong các bài Đọc và Viết. giúp người học trang bị các kỹ năng đọc như tìm hiểu các thông tin then chốt, tóm tắt thông tin từ các nguồn, văn bản các loại, hiểu các điểm chính của nhiều loại văn bản, ảnh hưởng của giọng điệu với văn bản, đọc quét và rút ra thông tin quan trọng, xác định sự kiện và ý kiến được nêu rõ trong văn bản, có thể độc và viết về một tự thuật, so sánh đối chiếu các thông tin, hiểu nhiều loại văn bản chứa thông tin hỗ trợ dưới dạng ý kiến, giải thích, số liệu và bình luận. Học phần cũng trang bị các kỹ năng viết như sử dụng các yếu tố liên kết các ngữ đoạn, cú đoạn, văn bản; viết về các chủ đề quen thuộc, so sánh đối chiếu các ý kiến; viết một đoản văn sử dụng thì quá khứ, tóm tắt thông tin phức hợp từ các nguồn rồi thuật lại; phát triển đoạn văn có tổ chức cấu trúc rõ ràng; đưa ra lý do ủng hộ quan điểm với các giải thích về thuận lợi hay bất lợi.
4
25
Kỹ năng tiếng B2.1
English Integrated Skills B2.1
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp người học trang bị các từ vựng về áo quần, quốc tịch; cảm giác, công việc và giới tính, nơi làm việc, hoạt động công sở, đồng thời phát triển những kỹ năng thông qua các bài tập trắc nghiệm năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết, sử dụng ngôn ngữ và ngữ pháp. Người học thể hiện được năng lực hiểu được đại ý, thông tin chi tiết, thái độ của người tương tác trong quá trình nghe về áo quần như màu sắc, hình thể, vật liệu, kiểu cách, có kỹ năng tương tác, hỏi đáp, trao đổi với các gợi ý từ tranh ảnh, mô tả suy đoán, so sánh và bình luận trong diễn ngôn độc thoại miêu tả các quốc tịch, chế độ ăn uống và phong cách sống, bệnh, triệu chứng, cách điều trị và trải nghiệm ở phòng khám, có thể hiểu được bài khóa và ý kiến hay chi tiết được nêu cùng với cấu trúc và phát triển văn bản về giới tính và công việc, có khả năng xử lý ngữ liệu đầu vào để viết các bức thư, đề án với các gợi ý về ngữ vực và văn phong viết bức thư thân mật, giới thiệu bản thân với sinh viên giao lưu ngoại quốc; viết tự sự, kể lại câu chuyện về một biến cố/sự cố; viết đơn xin việc; viết thư cung cấp thông tin về bản thân, bạn và gia đình, hỏi về bạn của mình, có thể thực hiện các kỹ năng chuyển đổi từ dạng, điền khuyết văn bản và thành lập từ.
4
26
Kỹ năng tiếng B2.2
English Integrated Skills B2.2
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 2 kỹ năng chính Nghe và Nói cùng với các kỹ năng về phát âm, từ vựng, ngữ pháp, tư duy phản biện và kỹ năng học đươc lồngghép trong các bài Nghe và Nói, giúp người học trang bị các các kỹ năng như nhận diện các phương tiện tóm tắt; hiểu được các chủ đề trình bày rõ ràng qua các phương tiện kết nối; hiểu được các văn bản có chủ đề phức hợp, phân biệt được ý chính và ý phụ; hiểu được mục tin radio có kết cấu được nhận diện qua các dấu hiệu ngôn ngữ; theo dõi các trò chuyện mở rộng, phưc hợp với các chủ đề học thuật qua việc sử dụng kiến thức sẵn có đề dự đoán ngôn ngữ và chủ đề, kết cấu tổ chức ý chính và ý phụ. Học phần cũng trang bị các kỹ năng nói như tham gia ra quyết định trong các bàn luận trang trọng và không trang trọng với các lý do hỗ trợ; phát triển bàn luận bằng cách mời gọi người khác tham gia, yêu câu làm rõ điều đã nói với ngữ vực, văn phong lịch sự; tích cực đóng góp bàn luận bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục với ngữ vực văn phong trang trọng; tự sửa lỗi và sử dụng các chỉ tố diễn ngôn để tổ chức bài nói và hồi đáp câu hỏi một cách phù hợp.
4
27
Kỹ năng tiếng B2.3.
English Integrated Skills B2.3
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp người học trang bị các từ vựng về thực phẩm, các thành ngữ có từ chỉ cơ thể, các hoạt động tinh thần, thiết bị và các cơ phận, thành tựu và thành công; đồng thời phát triển những kỹ năng thông qua các bài tập trắc nghiệm năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết, sử dụng ngôn ngữ và ngữ pháp. Người học thể hiện được năng lực hiểu được chủ đề, ý kiến, thông tin chi tiết, ý kiến bày tỏ và thái độ trong quá trình nghe, có kỹ năng trình bày với các gợi ý từ tranh ảnh, mô tả suy đoán, so sánh và bình luận trong diễn ngôn độc thoại, có thể tương tác trao đổi ý tưởng, ý kiến, đồng ý hay phản bác, đánh giá và đạt được quyết định qua thương lượng, nói về các vấn đề rộng hơn, diễn đạt và chứng minh những vấn đề đó; có thể hiểu được bài khóa và ý kiến hay chi tiết bày tỏ, thái độ cùng với cấu trúc và phát triển văn bản, có khả năng viết bài dự thi, bài báo tạp chí, báo cáo để đánh giá và lựa chọn thông tin, bày tỏ ý kiến, giả định và thuyết phục, thực hiện theo các chỉ dẫn và viết với các gợi ý về bố cục, ngữ vực và văn phong với hiệu ứng tích cực lên người đọc; có thể thực hiện các kỹ năng điền khuyết văn bản đa lựa chọn, điền khuyết mở và thành lập từ.
4
28
Kỹ năng tiếng B2.4
English Integrated Skills B2.4
Học phần này được thiết kế tích hợp giữa 2 kỹ năng chính Đọc và Viết cùng với các kỹ năng về từ vựng, ngữ pháp, tư duy phản biện và kỹ nănghoc tâp đươc lồng ghép trong các bài Đọc và Viết, giúp người học trang bị các kỹ năng đọc như tìm từ khóa và tiêu đề để định hướng và hiểu ý hỗ trợ của văn bản đọc quét tìm thông tin cần yếu; nhận biết các từ liên kết thể hiện quan hệ nhân quả, đối lập; đọc văn bản phức hợp một cách độc lập và quyết định dùng từ điển khi thích hợp; phân biệt các ý chính và ý phụ; hiểu được các giọng điệu và văn phong của một văn bản. Học phần cũng trang bị cho người học các kỹ năng viết như viết một đoạn văn có kết cấu rõ rang với chủ đề phức hợp và văn phong, ngữ vực, ngữ pháp phù hợp; tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn với các đoạn văn học thuật; mô tả chi tiết các sự kiện cụ thể/trừu tượng và mở rộng về cảm xúc và phản ứng; sử dụng từ liên kết để diễn đạt quan hệ nhân quả, đối lập …
4
29
Kỹ năng tiếng C1.1
English Reading Skill C1.1
Học phần này giúp người học phát triển các kỹ năng đọc có phê phán các văn bản học thuật ở cấp độ bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam như: phân biệt ý chính với ý phụ trợ, đoán nghĩa từ vựng theo ngữ cảnh văn bản, nhận diện thông tin hiển ngôn hay hàm ẩn, hiểu các liên kết loogic của câu trong ngữ cảnh dựa trên các phương tiện liên kết, chuẩn bị các kỹ năng cần thiết đáp ứng bài thi VSTEP.
3
30
Kỹ năng tiếng C1.2
English Writing skill C1.2
Học phần này giúp người học phát triển các kỹ năng viết các văn bản ở cấp độ bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam như: viết thư/email (khoảng 120 từ) để hồi đáp một thư/email đáp ứng các mực đích giao tiếp với việc sử dụng bố cục, văn phong và ngôn ngữ phù hợp, chuẩn bị các kỹ năng cần thiết đáp ứng bài thi VSTEP.
3
31
Kỹ năng tiếng C1.3
English Listening Skill C1.3
Học phần này giúp người học phát triển các kỹ năng nghe các văn bản ở cấp độ bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam như: xác định đại ý, thông tin cụ thể; xác định các yếu tố gây nhiễu, dự đoán nội dung sắp nghe, xác định các từ đồng nghĩa, khúc giải câu, ghi chú, suy đoán, xác định ý kiến, thái độ người nói, chuẩn bị các kỹ năng cần thiết đáp ứng bài thi VSTEP.
3
32
Kỹ năng tiếng C1.4
English Speaking Skill C1.4
Học phần này giúp người học phát triển các kỹ năng nói ở cấp độ bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam như: sử dụng khẩu ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp xã hội, thể hiện bản thân về các lý do lựa chọn của mình, trình bày bài nói có cấu trúc chặc chẻ về một chủ đề với độ lưu loát, chuẩn bị các kỹ năng cần thiết đáp ứng bài thi VSTEP.
3
Khối kiến thức ngôn ngữ (Linguistic Knowledge)
14
Học phần bắt buộc (compulsory courses)
8
33
Ngữ pháp tiếng Anh Căn bản 1
Basic English grammar 1
Học phần được thiết kế nhằm giúp sinh viên năm 1 nhận biết, phân biệt và sử dụng chính xác các thì, các cấu trúc ngữ pháp quen thuộc trong tiếng Anh. Học phần còn nhằm mục đích giúp người học có nền tảng ngữ pháp vững vàng, có khả năng phát triển vốn từ vựng để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Học phần được thiết kế với 15 đơn vị bài học kết hợp với sách tham khảo giúp người học có thể tự luyện tập thêm ở nhà.
2
34
Ngữ pháp tiếng Anh Căn bản 2
Basic English Grammar 2
Học phần được thiết kế nhằm giúp sinh viên năm 1 nhận biết, phân biệt và sử dụng chính xác các loại từ, động từ tình thái, câu điều kiện, thể bị động, mệnh đề quan hệ, các hình thức so sánh & các cấu trúc ngữ pháp quen thuộc trong tiếng Anh. Học phần còn nhằm mục đích giúp người học có nền tảng ngữ pháp vững vàng, có khả năng phát triển vốn từ vựng để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Học phần được thiết kế với 15 đơn vị bài học kết hợp với sách tham khảo giúp người học có thể tự luyện tập thêm ở nhà.
2
35
Ngữ pháp Tiếng Anh Nâng cao
Advanced English Grammar
Học phần này nhằm giúp người học nắm bắt các khái niệm cơ bản của hình thái, cấu tạo từ và các phương thức tạo từ mới; các cụm từ như cụm danh từ, cụm tính từ, cụm trạng từ; các thành tố trong câu; các loại mệnh đề; và các loại câu; các khái niệm cơ bản của cú pháp như cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu, cấu trúc câu, các loại mệnh đề và các loại câu. Với Học phần này, người học sẽ làm quen với việc nhận diện và phân biệt cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt của câu, biết sử dụng hiệu quả và chính xác cấu trúc câu, các loại câu, rèn luyện kỷ năng phân tich câu, tổng hợp câu, giúp nâng cao năng lực ngôn ngữ, cụ thể trong những bộ môn đọc hiểu, viết, dịch. Ngoài ra, học phần còn giúp ngừoi học nhận dạng được hiện tượng mơ hồ về nghĩa do lỗi cấu trúc và ứng dụng của hiện tượng này trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.
4
36
Dẫn nhập Ngữ âm và Âm vị học tiếng Anh
Introduction to English Phonetics and Phonology
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức và khái niệm cơ bản về ngữ âm và âm vị học để nắm được các đặc trưng miêu tả về các lớp âm và các khả năng kết hợp của các thành viên của lớp âm cùng các biến thể theo các qui luật âm vị học trong cấu trúc âm tiết cũng như ở bậc đơn vị siêu đoạn tính khác. Cuối học phần, người học sẽ có thể hiểu được bản chất cấu âm của các âm cùng sự tương tác của các bộ phận cấu âm trong quá trình tạo âm, đặc trưng âm học của các âm; các khả năng phân bố và khả năng kết hợp của các âm trong cấu trúc âm tiết; và các biến thể phát âm của âm.
2
Học phần tự chọn (elective courses)
4/14
37
Dẫn nhập ngữ nghĩa học tiếng Anh
Introduction to English Semantics
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và khái niệm cơ bản về ngữ nghĩa tiếng Anh như các loại nghĩa, các đặc trưng về các loại nghĩa, các quan hệ nghĩa giữa các vị từ (predicate) và các quan hệ nghĩa (sense relations) giữa các câu/ nội dung mệnh đề.
2
38
Dẫn nhập Ngôn ngữ học đối chiếu
Introduction to Contrastive Analysis in languages
Học phần này nhằm cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các khái niệm cần yếu về các thao tác đối chiếu ngôn ngữ để người học nắm được các đặc trưng về so sánh đối chiếu ngôn ngữ, các thao tác miêu tả, đối chiếu trên các bình diện đối chiếu giữa các ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng.
2
39
Dẫn nhập Phong cách học tiếng Anh
Introduction to English Stylistics
Học phần này nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm phong cách của các lớp từ vựng, các biện pháp tu từ phổ dụng trong nói và viết tiếng Anh, các cơ chế chuyển nghĩa của các biện pháp tu từ và hiện tượng ngữ nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, ngoa dụ, điệp âm, điệp vần, phỏng âm, … Qua đó, người học có thể xác định được các đặc điểm của từ thuộc bình diện xã hội như các lớp từ của các phương ngữ, các ngữ vực và sắc thái tu từ của các đơn vị từ vựng. Bên cạnh đó, người học còn có thể nhận biết được các biện pháp tu từ, nắm được cách thức sử dụng các lớp từ thông qua các phong cách nói, viết cũng như các biện pháp tu từ thông qua cách chơi chữ hoặc tạo hiệu ứng trong ngôn ngữ quảng cáo.
2
40
Dẫn nhập Ngữ dụng học tiếng Anh
Introduction to English Pragmatics
Học phần này nhằm cung cấp cho người học một số khái niệm cơ bản về ngữ dụng tiếng Anh, một lĩnh vực có chung nhiều vấn đề với phân tích diễn ngôn và ngữ nghĩa tiếng Anh. Học phần sẽ giúp người học hiểu và vận dụng những khái niệm cơ bản như khái niệm và vai trò của ngữ cảnh, các ý nghĩa liên nhân, sở chỉ, tham chiếu, tiền giả định, hàm ngôn, thể diện và các chiến lược lịch sự âm tính và dương tính, các loại hành động ngôn ngữ và phân tích hội thoại.
2
41
Dẫn nhập Ngữ pháp Chức năng
Introduction to Functional Grammar
Học phần này nhằm cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các khái niệm cần yếu các loại nghĩa chức năng như ý nghĩa khái niệm, ý nghĩa liên nhân và ý nghĩa văn bản; các mối quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ với các mô hình cú như một thông điệp giao tiếp, cú như một quan hệ trao đổi và cú như một biểu hiện các diễn trình; các đơn vị ngôn ngữ cùng chức năng đảm nhiệm trong 2 thành phần Đề – Thuyết, 2 thành phần Thức và Phần Còn lại; các loại Đề.
2
42
Dẫn nhập Từ vựng học tiếng Anh
Introduction to English Lexicology
Học phần này giúp người học nắm bắt được các khái niệm cơ bản của hình thái và từ vựng, giúp người học nắm bắt được cấu tạo từ và các phương thức tạo từ mới. Từ vựng học cung cấp các khái niệm về nghĩa của từ, các loại nghĩa, cơ sở quan hệ nghĩa của từ, hiện tượng đa nghĩa, đồng âm khác nghĩa, các biện pháp tu từ . Học phần là cơ sở lý thuyết giúp người học tiếp tục những học phần lý thuyết ngôn ngữ khác (cú pháp, ngữ nghĩa…) và cũng là cơ sở cho các môn dịch hoặc lý thuyết dịch.
2
43
Dẫn nhập phân tích diễn ngôn
Introduction to Discourse Analysis
Học phần này trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về diễn ngôn – ngôn ngữ trong sử dụng ở cả dạng nói và dạng viết, qua đó giúp người học nắm được các đặc điểm cốt lõi của quá trình tạo lập ngôn bản và quá trình thuyết giải ngôn bản cũng như vai trò của các sản phẩm ngôn ngữ trong giao tiếp. Với mục tiêu đó, học phần này tập trung vào các nội dung chủ yếu là: đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn, liên kết, ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong thuyết giải diễn ngôn, đường hướng dụng học đối với phân tích diễn ngôn, hành động ngôn từ, chủ đề và sự biểu hiện nội dung diễn ngôn, sự biểu hiện cấu trúc diễn ngôn, việc sử dụng kiến thức nền trong thuyết giải diễn ngôn, mô hình phân tích diễn ngôn.
2
Khối kiến thức văn hoá văn học (Cultural and Literary Knowledge)
8
Học phần bắt buộc ( compulsory courses)
6
44
Văn hóa Anh
British Culture
Học phần Văn hoá Anh nhằm cung cấp cho sinh viên (năm thứ ba) những kiến thức cơ bản về Vương quốc Anh bao gồm phần giới thiệu chung, con người và ngôn ngữ, kinh tế, lịch sử, chính quyền, hệ thống chính trị, giáo dục, tôn giáo, đời sống gia đình, ẩm thực, nhà cửa, truyền thống, thể thao, âm nhạc và lễ hội ở Vương quốc Anh. Thông qua đó, sinh viên có cơ hội luyện tập các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, so sánh đối chiếu với văn hoá Việt Nam, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, nâng cao vốn từ vựng và vốn sống, mở rộng thêm kiến thức xã hội và chuyên ngành.
2
45
Văn hóa Mỹ
American Culture
Học phần này nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về Hiệp chủng quốc Hoa kỳ. Người học sẽ có một cái nhìn khái quát về đất nước, con người Mỹ, cũng như các đặc điểm về lịch sử, thể chế chính trị, giáo dục, tôn giáo, đời sống gia đình, ẩm thực, nhà cửa, truyền thông, thể thao, âm nhạc và lễ hội ở Hiệp chủng quốc Hoa kỳ. Thông qua đó, người học có cơ hội luyện tập các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, so sánh đối chiếu giữa văn hóa Mỹ với văn hoá Việt Nam, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, nâng cao vốn từ vựng và vốn sống, mở rộng thêm kiến thức xã hội và chuyên ngành.
2
46
Giao thoa văn hóa
Cross Culture
Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về văn hoá của các nước nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh, Mỹ và một số nước khác có quan hệ mật thiết với Việt Nam hoặc các nước mà người học Việt Nam muốn du học. Cụ thể, người học được cung cấp kiến thức về giao thoa văn hoá với người nước ngoài, những xung đột và điều chỉnh giao thoa văn hoá, giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, các mối quan hệ xã hội, các kiểu gia đình, truyền thống gia đình và giá trị của giáo dục. Thông qua đó, người học luyện tập các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, tranh luận, nâng cao vốn từ vựng và mở rộng kiến thức xã hội, giúp người học tự tin hơn trong giao tiếp có yếu tố nước ngoài.
2
47
Văn học Anh
English Literature
Học phần Văn học Anh nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về văn học sử Anh quốc qua các thời đại. Người học được làm quen với các trào lưu văn học như văn học thời kỳ Phục hưng với tài kịch nghệ của William Shakespeare, văn học Lãng mạn với những áng thơ của William Wothsworth, văn học Hiện thực phê phán qua ngòi bút châm biểm của Charles Dickens và William M.Thackeray, và văn học hiện đại thế kỷ XX với nét tả thực của William S. Maugham. Nhờ đó, người học luyện tập cao kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, tranh luận, so sánh đối chiếu với văn học Việt Nam, cảm thụ văn học, và tư duy logic.
2
Khối kiến thức chuyên ngành (Professional knowledge domain)
12
48
Biên dịch 1
Translation 1
Học phần này giúp người học phát triển những kỹ năng dịch thuật cơ bản (từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại) thông qua việc phân tích văn bản, tìm hiểu về các cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh, và phát hiện những sự khác biệt đặc thù của hai ngôn ngữ Anh – Việt khi chuyển dịch. Các bài khóa dựa trên các nguồn tư liệu thực tế và phân chia theo chủ đề (culture, education, business, tourism, health care, environment …) nhằm cung cấp cho người học một vốn kiến thức và từ vựng cơ bản để phát triển kỹ năng diễn đạt và chuyển mã ngôn ngữ đối với những vấn đề đơn giản, mang tính phổ quát. Các bài thực hành dịch giúp người học làm quen với các kỹ thuật dịch, và thông thạo các bước cần thiết trong quá trình dịch như phân tích cấu trúc câu và từ ngữ, phát hiện các vấn đề trong quá trình dịch và đưa ra cách giải quyết vấn đề hoặc lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dịch phù hợp.
3
49
Biên dịch 2
Translation 2
Học phần giúp nâng cao kỹ năng dịch thuật dựa trên khả năng phân tích bài khóa, giải quyết vấn đề trong quá trình dịch và đánh giá bản dịch. Các bài khóa dựa trên các nguồn tư liệu thực tế và phân chia theo chức năng với các loại văn bản khác nhau (expressive, informative và vocative). Các bài tập trang bị cho người học các kỹ thuật cơ bản trong quá trình dịch như phân tích bài khóa, phát hiện các vấn đề trong việc dịch bài khóa và đưa ra cách giải quyết vấn đề hay chính là lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dịch phù hợp. Ngoài ra, Học phần giúp người học làm quen với phương pháp phê bình và đánh giá bản dịch nhằm giúp nâng cao chất lượng bản dịch và trau giồi kỹ năng dịch của người học.
3
50
Biên dịch 3
Translation 3
Học phần Biên dich 3 nhằm rèn luyên cho người học kỹ năng và kỹ thuât dich văn ban ở câp đô nâng cao thông qua sư hương dân của giáo viên thưc hành dich trên lơp và tư hoc ở nhà. Người học sẽ tiếp cận với các loại văn bản hành chính và văn bản báo chí, thuộc nhiều lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, và môi trường, từ đó phát triển vốn kiến thức và từ vựng nâng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Người học sẽ rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành dịch viết từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vận dụng phương pháp dịch giao tiếp. Người học được trang bị kỹ năng phân tích ưu, khuyết điểm của hai phương pháp dịch ngữ nghĩa — giao tiếp và cách dịch các yếu tố văn hóa, ẩn dụ, tỷ dụ, các thuật ngữ chuyên ngành.
3
51
Phiên dịch 1
Interpreting 1
Học phần này nhằm giúp người học hiểu rõ vai trò và công việc của người phiên dịch trong thực tế, sử dụng những kỹ năng cơ bản của loại hình dịch đuổi: ghi chép, ghi nhớ, tóm tắt, diễn giải, hiểu rõ bản chất của môn học và cảm thấy tự tin hơn trong khi thực hành dịch tại lóp cũng như trong thực tế, trau dồi được kỹ năng nghe nói, diễn đạt, trình bày bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đang học, trau dồi vốn kiến thức tổng quát và từ vựng về nhiều lĩnh vực trong đời sống (văn hóa, giáo dục, y tế, phát triển, môi trường, dân số…)
3
52
Phiên dịch 2
Interpreting 2
Học phần này nhằm giúp người học hiểu phát triển sự tự tin trong phiên dịch, vận dụng những kỹ năng cơ bản của phiên dịch đuổi thanh thạo hơn, nâng cao khả năng nghe nói, dịch và diễn giải, đặc biệt kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông, làm quen với một số tình huống dịch thực tế và tiếp cận với nhiều hình thức sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong dịch nói (formal or informal, conference or report, high level meeting), có khả năng xử lý hoặc biên tập các tài liệu và cứ liệu ngôn ngữ giúp cho viêc phiên dịch hiệu quả hơn, trau dối kiến thức tổng quát và vốn từ vựng trong nhiều lĩnh vực.
2
53
Phiên dịch 3
Interpreting 3
Học phần này nhằm giúp người học phát triển sự tự tin và thu thập những kinh nghiệm thực tế trong phiên dịch, vận dụng những kỹ năng cơ bản của phiên dịch đuổi thanh thạo hơn, nâng cao khả năng nghe nói, dịch và diễn giải, đặc biệt kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông, làm quen với vói các tình huống dịch thực tế và tiếp cận với nhiều hình thức sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong dịch nói (formal or informal, conference or report, high level meeting, escort interpreting, interview), có khả năng xử lý hoặc biên tập các tài liệu và cứ liệu ngôn ngữ giúp cho viêc phiên dịch hiệu quả hơn, có khả năng dịch trực tiếp với diễn giả thực (real guest speaker) với những bài phát biểu dài hơi, trau dối kiến thức tổng quát và chuyên sâu hơn và vốn từ vựng trong nhiều lĩnh vực.
3
54
Lý thuyết Dịch
Theory of Translation
Học phần nầy giúp người hoc có thể hiểu sâu hơn về lý thuyết dịch trên quan điểm so sánh, đồng thời trình bày các phương pháp dịch thuật đã được áp dụng trong quá khứ và hiện tại, nhấn mạnh đến phương pháp ưu việt và hiệu quả trong dich thuật. Thông qua phân tích những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt cũng như sự khác biệt về văn hóa – xã hội, người học có thể tiếp cận những vấn đề liên quan đến bản chất, nguyên tắc và phương pháp dịch để nâng cao kỹ năng thưc hành dịch.
2
Khối kiến thức bổ trợ định hướng nghề nghiệp (Supplementary and Vocational knowledge)
Học phần tự chọn tự do (Elective courses)
24
55
Văn học Mỹ
American Literature
Học phần Văn học Mỹ nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn học bao gồm một số tác giả đại diện trào lưu văn học và tác phẩm tiêu biểu. Cụ thể, sinh viên có cơ hội tiếp xúc với văn học Mỹ qua những vần thơ của Henry Longfellow và tiểu thuyết của O’Henry, William Faulker, Ernest Hemingway. Nhờ đó, sinh viên luyện tập cao kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, tranh luận, so sánh đối chiếu với văn học Việt Nam , nâng cao vốn từ vựng và tư duy logic.
2
56
Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa
Language and culture
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các khái niệm cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ và mối quan hệ giữa hai hệ thống này. Các khái niệm và kiến thức này nhằm để người học hiểu được các đặc trưng về các mối quan hệ cùng các yếu tố chi phối ý thức về bản sắc dân tộc và văn hóa, sự khác biệt trong ý thức nhìn nhận bản sắc văn hóa giữa các tiểu vùng văn hóa hay quốc gia.
2
57
Văn hóa các nước ASEAN
Culture of ASEAN countries
Học phần Văn hóa các nước ASEAN nhằm cung cấp cho sinh viên (năm thứ hai) những kiến thức cơ bản về Hiệp hội các nước Đông Nam Á bao gồm phần giới thiệu chung, con người, ngôn ngữ, chữ viết, quá trình hình thành và phát triển, các hệ thống chính trị, giáo dục, kinh tế, những nét văn hóa đặc trưng, giá trị và tín ngưỡng của người dân, thú tiêu khiển, ẩm thực, các điểm du lịch, lễ hội và liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2
58
Văn bản hành chính
Administrative Documents
Học phần Văn bản hành chính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về văn bản hành chính cũng như kỹ năng soạn thảo, trình bày các loại văn bản trong công tác văn phòng (các loại văn bản thông dụng: quyết định, tờ trình, báo cáo, biên bản, công văn, …) và trong một số hoạt động kinh doanh (các loại văn bản thông dụng: bản ghi nhớ, hợp đồng, thư thương mại …) – những kiến thức và kỹ năng rất cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.
2
59
Ngữ pháp tiếng Anh giao tiếp
Communicative English grammar
Học phần này nhằm cung cấp cho người học quan điểm mới về ngữ pháp, theo đó người học có thể liên hệ các cấu trúc ngữ pháp với ngữ nghĩa, ngữ dụng của các cấu trúc và tình huống một cách hệ thống, để họ có thể mở rộng và cải thiện các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Học phần giúp người học giải thích các phong cách tiếng Anh khác nhau để xác định được việc sử dụng một dạng thức ngôn ngữ cụ thể, xử lý tiếng Anh khẩu ngữ và giao tiếp hiệu quả bằng lời qua việc sử dụng các kiểu ngữ điệu đa dạng.
2
60
Kỹ năng viết báo cáo
Report-writing Skills
Học phần trang bị cho người học kiến thức về phương pháp và kỹ năng viết báo cáo như viết các đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học, đề cương nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp, và trình bày kết quả xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học. Học phần cũng giúp người học hình thành các kỹ năng như khả năng viết CV, báo cáo tổng thuật khoá luận tốt nghiệp, viết tổng quan nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, bài báo.
2
61
Ngôn ngữ và truyền thông
Language and Media
Học phần này nhằm trang bị cho người học kiến thức cơ bản về truyền thông: Đặc điểm văn hóa xã hội của các phương tiện truyền thông và thông tin, cách thức con người sử dụng các phương tiện truyền thông trong xã hội. Học phần này cũng đồng thời giới thiệu những nội dung nghiên cứu cơ bản của ngành khoa học truyền thông và thông tin, giúp sinh viên hình thành tư duy phê phán trong quá trình sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Học phần cũng trình bày vai trò của ngôn ngữ như là một phương tiện truyền thông chính của xã hội.
2
62
Quản trị học Căn bản
Basic Management
Học phần này cung cấp sự hiểu biết về các quan điểm, trường phái quản trị khác nhau; kỹ năng phân tích môi trường cạnh tranh để nhận thức cơ hội, đe doạ và điểm mạnh điểm yếu của tổ chức; kỹ năng ra quyết định trong thực hành quản trị; khả năng thực thi tiến trình hoạch định chiến lược và chiến thuật của tổ chức. Học phần này còn nhấn mạnh sự đa dạng và sự khác biệt trong các lý thuyết và cách thức thực hành lãnh đạo. Các yếu tố nền tảng của tổ chức, các mô hình tổ chức và những ứng dụng thiết kế tổ chức cũng được làm rõ trong giáo trình này. Và sau cùng, là những chỉ dẫn cần thiết về kiến thức và kỹ năng kiểm tra hoạt động kinh doanh như một trong những chức năng chủ yếu của nhà quản trị.
2
63
Marketing Căn bản
Basic Marketing
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về marketing và các nguyên lý thực hành marketing trong môi trường kinh doanh hiện đại. Học phần tập trung vào một số vấn đề căn bản của marketing gồm: Khái niệm marketing và các khái niệm liên quan nhu cầu khách hàng, thị trường; Phân tích cơ hội thị trường: môi trường marketing, phân tích cạnh tranh, thị trường, nhu cầu và hành vi khách hàng; Các hoạt động marketing trong doanh nghiệp: chiến lược marketing, phát triển sản phẩm, định giá, phân phối, bán hàng, quảng cáo và khuyến mãi.
2
64
Thư tín thương mại
Business Correspondence
Học phần giới thiệu đặc điểm thư tín thương mại tiếng Anh, các nguyên tắc viết thư thương mại, các cấu trúc tiêu biểu thường được sử dụng trong thư tín, một số loại thư tín thường gặp. Học phần giúp người học nắm vững một cách có hệ thống những vấn đề về từ loại, cụm từ, câu cơ bản, những vấn đề về thể, thức, mệnh đề và câu phức trong tiếng Anh, vận dụng được vào luyện các kỹ năng thực hành như Đọc hiểu, Nghe hiểu, Viết và thực hành dịch đúng ngữ pháp, phục vụ cho việc viết thư tín thương mại.
2
65
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Tourist Guide Professional Skills
Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản, phương pháp luận và chuyên môn nghiệp vụ để sinh viên có thể áp dụng nếu được tuyển dụng vào ngành công nghiệp du lịch. Mục tiêu cơ bản của học phần này là trang bị cho sinh viên các kỹ năng tác nghiệp thực tế của người hướng dẫn viên du lịch như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng giải quyết sự cố, kỹ năng tổ chức và kỹ năng giao tiếp. Học phần giúp cho sinh viên hiểu được những qui định cơ bản của pháp luật liên quan đến kinh doanh du lịch, những nguyên tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của người hướng dẫn viên du lịch.
2
66
Nghiệp vụ biên phiên dịch
Translator and Interpreter Professional skills
Học phần Nghiệp vụ Biên phiên dịch cung cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng cơ bản để làm nghề biên dịch và phiên dịch chuyên nghiệp. Sinh viên cũng được giới thiệu về các loại hình công việc cụ thể mà một biên dịch viên/phiên dịch viên chuyên nghiệp có thể làm. Sinh viên có thể áp dụng các hiểu biết và kỹ năng này để làm nghề, phát triển chuyên môn và phát triển nghề nghiệp một cách bền vững. Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về thị trường và nghề nghiệp biên phiên dịch. Đồng thời, sinh viên được trang bị các kỹ năng ngoài ngôn ngữ của người làm phiên dịch chuyên nghiệp và kỹ năng ứng dụng công nghệ hiệu quả vào công việc biên dịch. Sinh viên được dạy thông qua những ví dụ tình huống thực tế, kèm theo là minh họa bằng âm thanh – hình ảnh. Ngoài ra, một nội dung quan trọng nữa của học phần là thực hành trong hội thảo mô phỏng và kiến tập tại hội thảo thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2
Luận văn tốt nghiệp/học phần chuyên môn cuối khóa
Graduation Paper / Equivalent Professional Courses
8
Học phần chuyên môn cuối khóa
Equivalent Professional Courses
(8)
Học phần tự chọn (elective courses)
67
Biên phiên dịch nâng cao
Advanced Translating – Interpreting
Học phần Biên Phiên dich nâng cao là học phần chuyên môn cuối khóa cho sinh viên năm thứ tư khoa Tiếng Anh, ngành đào tạo Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh (Biên phiên dịch). Trong học phần này, người học sẽ được thực hành biên dịch và phiên dịch ở cấp độ nâng cao. Người dịch được tiếp cận với nhiều loại hình văn bản pháp lý, thuộc nhiều lĩnh vực về kinh doanh, thương mại, đám phán hợp đồng, từ đó nâng cao vốn kiến thức và từ vựng trong nhiều lĩnh vực cũng như thông thạo các diễn đạt ngôn ngữ theo các chử điểm chuyên ngành. Người học sẽ rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hành dịch viết từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh, vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dịch và xử lý nhiều vấn đề trong dịch thuật. Người học còn được tiếp cận với nhiều tình huống mô phỏng để thực hành phiên dịch có yêu tố nước ngoài – trong các buổi nói chuyện diễn thuyết có diễn giả là người bản ngữ, trong các buổi dịch mô phỏng hội nghị, hội thảo, tọa đàm mà ở đó người học được thực hành và rèn luyện kỹ năng dịch nối tiếp, song song, tháp tùng, kỹ năng biên tập, diễn đạt, nói trước đám đông, kỹ năng thuyết trình.
4
68
Giao tiếp thương mại
Business Communication
Học phần Giao tiếp thương mại là học phần chuyên môn cuối khóa cho sinh viên năm thứ tư khoa Tiếng Anh, ngành đào tạo Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh (Biên phiên dịch). Học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản để giao tiếp tiếng Anh về lĩnh vực thương mại. Học phần giúp người học nắm bắt những nguyên tắc về nghi thức giao tiếp trong thương mại một cách hiệu quả. Các nội dung chính bao gốm: phần giới thiệu chung về giao tiếp, tâm lý giao tiếp, tìm hiểu về đối tượng người nghe và xác định mục tiêu, nội dung giao tiếp, các kỹ thuật và chiến lược giao tiếp trong hội họp công ty, phỏng vấn …. Người học được tiếp cận với các nội dung lý thuyết lồng ghép với hoạt động thực hành của người học, có nhận xét đánh giá của giáo viên và của các nhóm thực hành trong lớp.
4
69
Luận văn tốt nghiệp
Graduation Paper
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện theo hình thức người học tiến hành một đề tài nghiên cứu theo chuyên ngành được đào tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Người học được xét điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp dựa trên kết quả học tập năm thứ 3 và phải tuân thủ đúng qui trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và hướng dẫn về trình bày luận văn. Khóa luận tốt nghiệp được chấm phản biện trước khi được bảo vệ tại hội đồng. Thông qua việc làm khóa luận tốt nghiệp, người học có cơ hội nghiên cứu sâu về một vấn đề chuyên môn, phát triển khả năng phân tích, tư duy phê phán, cách thức xử lý ngữ liệu, giải quyết các vấn đề đặt ra trong khóa luận.
8
70
Thực tập
Internship
Chương trình thực tập được thực hiện trong 5 tuần liên tuc, nhằm trang bi cho người học cơ hôi thưc hành để sau khi tôt nghiêp, cử nhân chuyên ngành Cử nhân Tiêng Anh có thể đảm nhận các vi trí như biên dịch viên, phiên dịch viên, biên tập viên báo chí tại các cơ quan sử dụng tiếng Anh như đài truyền hình, báo, tạp chí, sở ngoại vụ, các công ty dịch vụ và sản xuất, khách sạn, ngân hàng. Cu thể, thực tập là thơi gian sinh viên đươc củng cố các kiến thưc và kỹ năng biên phiên dịch đã hoc (kiến thưc chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống v.v…), đồng thời mở rông các kỹ năng mềm và kỹ năng nghiệp vụ cần thiêt khác cua người làm công tác liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh như thư ký văn phòng, hướng dẫn du lịch, giảng dạy tiếng Anh tại cơ quan thực tập.
2
Đà Nẵng ngày 8 tháng 6 năm 2017
Trưởng Khoa
Ngũ Thiện Hùng